Video phỏng vấn nghi án bà nội sát hại cháu

Từ góc nhìn pháp lý

Nghi án giết cháu nội để chiếm đoạt tiền bảo hiểm theo tôi nếu thông tin trên là sự thật thì đây là sự việc khiến tôi hết sức bàng hoàng. Hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội là vô cùng nhẫn tâm, hành vi này không những vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn trái với lương tâm, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của người dân việt nam. Đồng thời thể hiện sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức xã hội. Người thực hiện hành vi phạm tội với động cơ gây án chỉ vì những lợi ích vật chất được hưởng lợi từ bảo hiểm mà đang tâm cướp đi mạng sống của cháu bé mà ở đây lại là cháu ruột của mình là hành động không thể chấp nhận được và cần bị xã hội lên án gay gắt.

Các quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm mà các bên đã ký. Tuy nhiên, đối chiếu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, thì trong trường hợp người được bảo hiểm chết hoặc thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người được thụ hưởng bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không phải trả tiền bảo hiểm.
Cũng theo khoản 3 của điều này quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Quy định này là hoàn toàn đúng đắn nhằm ngăn chặn những hành động chuộc lợi bảo hiểm và những hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm.

Như tôi đã phân tích ở trên, từ động cơ mục đích vô cùng nhẫn tâm và trái đạo đức của người thực hiện hành vi phạm tội, bởi vậy tôi cho rằng cần phải có mức án nghiêm khắc nhất đối với hành vi phạm tội này nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội tương tự trong tương lai. Ở trong trường hợp này có thêm tình tiết tăng nặng quy định tại điểm I khoản 1 điều 52 của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đó là phạm tội với người dưới 16 tuổi.
Bởi vậy, Người thực hiện hành vi phạm tội có thể phải đối diện với tội giết người được quy định tại khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự hiện hành với mức án cao nhất có thể là chung thân hoặc tử hình.

xem thêm:

http://luatcongtam.com.vn/2020/02/24/dung-mat-oan-nha-dat-du-mot-met/

Quy định trên thế giới với những trường hợp tương tự

Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Singapo hay Mỹ, Anh, Nhật Bản…thì đa phần người dân đều mua bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm được coi là phương án khắc phục rủi ro rất tốt hoặc là phương án dự phòng cho tương lai. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ mua bảo hiểm nhân thọ còn tương đối khiêm tốn cho nên các vụ án liên quan đến trục lợi còn ít. Tuy nhiên trên thế giới không thiếu những vụ án chấn động liên quan đến bảo hiểm:
Ví dụ như vụ Karlsen ở New York, mỹ giết con để hưởng bảo hiểm năm 2014

Tôi cho rằng hiện nay pháp luật đã có quy định về việc ngăn chặn các đối tượng lợi dụng kẽ hở nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm, tuy nhiên sức răn đe còn chưa đủ mạnh và còn thiếu quy định chặt chẽ. Chẳng hạn theo ngay quy định tại khoản 3 điều 39 quy định về hành vi trục lợi bảo hiểm nhưng khách hàng vẫn được doanh nghiệp thanh toán lại giá trị hoàn lại hoặc số tiền đã đóng. Điều này vô cùng thiếu sức răng đe.
Tôi nghĩ các công ty bảo hiểm ngoài việc kiểm tra khách hàng của mình trong trường hợp rủi ro sảy ra còn cần phải giám sát quá trình thực hiện hợp đồng. bởi vì đây là điều cần thiết như các bạn thấy, hợp đồng bảo hiểm có thể phát sinh ra khoản tiền rất lơn cho nên rất có thể sẽ có nhiều người phát sinh lòng tham khiến thúc đẩy động cơ thực hiện hành vi phạm tội.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@
gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901