Theo quan điểm Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn Luật sư thành phố Hà
Nội:
Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới
gây hậu quả vô cùng nặng nề cả về tính mạng con người và kinh tế. Tại Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của chính phủ và các cơ quan chức năng, chúng ta đã kịp thời có
phương án phòng – chống dịch bệnh ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh bùng
phát tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bởi vậy, dù phát hiện ca nhiễm khá sớm nhưng đến
thời điểm hiện nay chúng vẫn đang kiểm soát rất tốt mức độ lây lan của dịch bệnh.
Đạt được những thành quả nêu trên một phần nguyên nhân là do chúng ta đã
khoanh vùng, cách ly những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Chính vì vậy có
thể nói đây là một biện pháp phòng lây lan dịch có hiệu quả. Bởi vậy, chỉ cần có
một vài người không tuân thủ cách ly sẽ khiến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng
gây nguy hiểm đến tính mạng của những người khác, nghiêm trọng hơn là có thể
khiến dịch bệnh lây lan không thể kiểm soát. Xuất phát từ nguyên nhân đó, Luật
sư cho rằng cần phải xử lý nghiêm những hành vi đặc biệt gây nguy hiểm cho xã
hội này. Cụ thể:
Về trường hợp “Ca bệnh thứ 100”, Luật sư cho rằng tùy vào mức độ nguy hiểm
của hành vi và hậu quả gây ra mà cần áp dụng các quy định trong Luật phòng
chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung
năm 2017 hoặc xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định 176/2013/NĐ-CP
để xử lý đối với trường hợp này nhằm răn đe, đảm bảo lợi ích chung của cộng
đồng.

- Theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, những hành vi
bị nghiêm cấm gồm: Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; người mắc
bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang
mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền
nhiễm theo quy định của pháp luật.
Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh
truyền nhiễm theo quy định của luật này; không chấp hành các biện pháp phòng
chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế,
người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế
cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác
nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng,
đồng thời bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Trong trường hợp hành vi trốn cách ly gây hậu quả nghiêm trọng, các cơ
quan chức năng có thể xem xét để khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “tội làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo quy định tại Điều 240 Bộ
Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt cao nhất
đến 12 năm tù.
Theo tạp chí Luật sư: https://lsvn.vn/ca-nhiem-covid-19-thu-100-co-the-xu-ly-hinh-su.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30
Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455