Đối với mỗi người, mỗi sai lầm đều phải trả giá, mỗi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xem xét xử lý, đó là mối quan hệ nhân quả tất yếu. Trong đó, hình phạt được đặt ra đối với các hành vi bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hình phạt được áp dụng đối với mỗi hành vi phải tương xứng với tính chất hoặc mức độ nguy hiểm cho xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Đây được xem là mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự nước ta. Ngoài ra, hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Tuy nhiên, trong một vài vụ việc nếu không cẩn trọng, rõ ràng thì cũng có thể những tác dụng ngược lại, bởi vì bản chất của cải tạo người phạm tội chính là khiến Người có hành vi phạm tội hiểu được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội để từ đó có động lực sửa chữa, giáo dục. Đó cũng là ý nghĩa xuyên xuốt của quá trình cải tạo. Một phiên xét xử thành công là một phiên xét xử khiến cho Bị cáo khâm phục, khẩu phục mà không còn kêu oan nữa vì họ đã hiểu ra lỗi lầm từ hành vi phạm tội của mình. Đạt được điều đó thì ngoài tôn trọng sự thật trong vụ án thì Hồ sơ tài liệu phải rõ ràng, chứng cứ phải thuyết phục để không oan người vô tội cũng như không bỏ sót tội phạm.
Nếu không khiến Bị cáo khâm phục, khẩu phục thì làm sao mà cải tạo được? không những thế còn có thể sảy ra oan sai, Vụ án Lương Hữu Phước ở Bình Phước là một ví dụ điển hình cho sự thất bại của một phiên tòa. Phiên tòa kết thúc không những không thuyết phục được bị cáo mà còn khiến bị cáo mất hoàn toàn niềm tin vào công lý, đến khi đó họ đã lựa chọn cái chết để minh oan cho chính mình cho dù mức án tòa tuyên chỉ có 3 năm.
Điều gì khiến những giọt nước mắt đắng cay đằng sau một bản án? liệu bản án có công tâm chưa? có thực sự khách quan chưa? Nếu Bị cáo Lương Hữu Phước thực sự có tội thì họ có sẵn sàng tự tử chỉ vì mức án 3 năm tù hay không?
Những sự việc gần đây khiến tôi nhớ về những chốn công đường thời phong kiến hay thời nước ta còn bị đô hộ. Chẳng nhẽ lịch sử lại lập lại? Vẫn là những câu “thật tiếc” và những tiếng thở dài trong vô vọng.
Một nền tư pháp cải cách hay những sự việc như vậy còn tiếp tục sảy ra? chắc phải chờ thôi và hồi sau sẽ rõ.
Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455