Pháp luật tố tụng hình sự đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền, trước hết thể hiện ở chỗ hệ thống nguyên tắc của nó với tư cách là những quan điểm chỉ đạo làm nền tảng và xuyên suốt các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng hình sự cần được thể hiện đầy đủ, toàn diện và đồng bộ. Trong hệ thống các nguyên tắc của TTHS , nguyên tắc suy đoán vô tội đóng vai trò hết sức quan trọng và đây được thừa nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản và là trụ cột chính kiến tạo nên hệ thống pháp luật TTHS của các nhà nước văn minh. Suy đoán vô tội cũng là một trong những nội dung của nguyên tắc (quyền) xét xử công bằng (right to a fair trial) theo tiêu chuẩn quốc tế.

Suy đoán vô tội đã được thừa nhận là giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người trong TTHS. Tính đầy đủ của nó thể hiện ở việc phải nhận thức được đầy đủ, chính xác nội dung (đòi hỏi) của nguyên tắc đó trên cơ sở lý luận luận. Tính phù hợp đòi hỏi nó phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử , văn hóa, tập quán lập pháp, truyền thống tố tụng…

Cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội có từ thời La-mã cổ đại khi người ta cho rằng trách nhiệm chứng minh thuộc về bên tố cáo và chỉ áp dụng trong tố tụng dân sự.

Suy đoán vô tội không chỉ đáp ứng yêu cầu chứng minh mà còn bảo vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo. Hoạt động TTHS bao gồm hai nhiệm vụ. Trước hết, nó là hoạt động bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm. Mặt khác không kém phần quan trọng là bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền. Luật TTHS trong nhà nước văn minh phải dung hoà được quyền lợi xã hội và tự do cá nhân.

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là một giả định thể hiện ở yêu cầu: bị can, bị cáo phải được coi là vô tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được xác định bởi một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên tắc suy đoán vô tội khẳng định trong tất cả các giai đoạn tố tụng người bị tình nghi, bị can, bị cáo chưa phải là tội phạm. Do đó nó đòi hỏi hoạt động tố tụng hình sự không chỉ tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự để việc xác định sự thật vụ án đạt được kết quả chính xác nhất làm cơ sở để kết luận một người là có tội hay không mà còn nhấn mạnh yêu cầu “mọi hoài nghi về lỗi của bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị can bị cáo”.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901