Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định 126/2020/NĐ-CP). Trong đó nội dung đáng chú ý là việc tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) lên 10% đối với xe ôm công nghệ từ 05/12/2020. Theo đó, cách tính thuế GTGT đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Be, GoJek… sẽ có nhiều thay thay đổi.

Ngay sau khi Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực, Grab đã tăng giá 5-6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc.

Grab cũng đã thông báo đến tài xế mức tăng tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe. Với GrabBike, tỷ lệ này là hơn 27,2% gồm 20% phí sử dụng ứng dụng (không đổi) + thuế VAT. Tuy nhiên, mức thu trên chưa gồm 1,5% thuế thu nhập cá nhân khi tài xế đạt doanh thu trên 100 triệu đồng một năm.

Với GrabCar, tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe (gồm phí sử dụng ứng dụng, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT) cũng tăng lên lần lượt hơn 28,3%, 32,8% với các tài xế chịu phí sử dụng ứng 20% và 25%.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cần phải hiểu đúng thuế GTGT là thuế tính trên doanh thu, người phải chịu mức thuế cuối cùng vẫn là người tiêu dùng và Grab chỉ là người thu hộ để nộp cho nhà nước. Cho nên việc Grab tăng giá cước để bù thuế GTGT, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều và trực tiếp nhất chứ không phải là Grab hay tài xế của hãng này.

Nếu Grap đã thu hộ và nộp thay người tiêu dùng thuế GTGT 10% thì Grab chỉ được trừ thuế thu nhập cá nhân của tài xế khi doanh thu của tài xế đạt mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần dựa vào sự thỏa thuận hợp đồng giữa Grab và tài xế để thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết theo các hình thức hợp đồng như hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối tác), hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động. Từ đó, căn cứ theo pháp luật hiện hành để thực hiện các cam kết và dựa vào đó để kiểm tra, giám sát lẫn nhau.

By Tâm

0972810901