Hiện nay, tình trạng ngoại tình diễn ra ngày càng nhiều. Trong đó, có không ít trường hợp thậm chí còn có con chung. Vậy khi đó, đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này khai sinh thế nào?
Theo Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền của cá nhân về khai sinh được quy định như sau:
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
[…]
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
Từ quy định này có thể thấy, việc khai sinh là quyền của cá nhân có được kể từ khi sinh ra kể cả trẻ em chỉ sống được 24 giờ trước khi sinh cũng phải được khai sinh. Chỉ trường hợp sống không được 24 tiếng thì có thể được khai sinh theo yêu cầu của cha, mẹ đẻ.

Đồng thời, Điều 15 Luật Hộ tịch cũng quy định, cha, mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Không chỉ vậy, để nêu cao trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ, khoản 2 Điều 15 Luật Hộ tịch còn nêu rõ:
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Có thể thấy, khai sinh cho trẻ không chỉ là quyền lợi của mỗi cá nhân ngay sau khi được sinh ra mà còn là trách nhiệm của cha, mẹ hoặc ông, bà, người thân thích, cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ thậm chí cả công chức tư pháp, hộ tịch.
Do đó, với tình huống của bạn, mặc dù bạn có con với người đã có gia đình, tuy nhiên, quyền được khai sinh là quyền cơ bản của con bạn. Do đó, trường hợp của bạn, con bạn vẫn được đăng ký khai sinh theo quy định.
