Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, khi quyết định hình phạt, toà án không những phải dựa vào các căn cứ quyết định hình phạt chung mà còn phải dựa vào quy định bổ sung cho trường hợp này. Đây là những quy định bổ sung cho căn cứ thứ nhất và thứ hai của quyết định hình phạt.
+ Quy định bổ sung cho căn cứ thứ nhất (các quy định của BLHS)
Đối vói hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều luật của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng đồng thời phải theo qui định của Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, điều luật này quy định:
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định ttong phạm vi khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội trong các điều luật cụ thể (nếu có) (khoản 2 Điều 57Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Việc quy định khung hình phạt nhẹ và riêng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội trong điều luật cụ thể và quy định áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm đối với trường hợp phạm tội chưa đạt mà điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình là những điểm mới về sự phân hoá trách nhiệm hình sự giữa hành vi phạm tội hoàn thành và hành vi phạm tội chưa hoàn thành trong BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999.

+ Quy định bổ sung cho căn cứ thứ hai (tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi)
Theo khoản 1 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, khi quyết định hình phạt cho hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, toà án phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vào mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Quy định này thực chất Ịà quy định cụ thể về căn cứ thứ hai của quyết định hình phạt đổi với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Nó bao gồm cả nội dung chung và cả nội dung bổ sung. Giữa hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường hợp tội phạm hoàn thành của tội phạm nhất định cũng như giữa các trường hợp chuẩn bị phạm tội, giữa các trường họp phạm tội chưa đạt với nhau có sự khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội do có sự khác nhau về mức độ thực hiện tội phạm cũng như do có sự khác nhau về các tình tiết khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng. Do đó, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng được coi là hai căn cứ bổ sung bên cạnh căn .cứ chung là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
