Trường hợp phạm nhiều tội được nêu tại Điều 55 bộ luật hình sự 2015 là trường hợp người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng thoả mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau và bị xét xử cùng một lần về nhiều tội phạm được các cấu thành tội phạm đó phản ánh.
Như vậy, có hai trường hợp phạm nhiều tội:
– Trường hợp thứ nhất: Người phạm tội có nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi cấu thành một tội phạm. Các hành vi phạm tội này có thể liên quan với nhau (được thực hiện để đạt cùng mục đích) hoặc không có liên quan với nhau (được thực hiện nhằm các mục đích khác nhau).
– Trường hợp thứ hai: Người phạm tội có một hành vi phạm tội nhưng hành vi này lại cấu thành nhiều tội phạm khác nhau.
– Khi xét xử người phạm nhiều tội, toà án quyết định hình phạt đối với từng tội phạm theo các căn cử quyết định hình phạt đã được đề cập ở phần trên, sau đó tổng hợp hình phạt đó để được hình phạt chung theo các quy định sau:
+ Đối với hình phạt chính
– Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là hình phạt tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn (điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Cách tổng hợp này là theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần;
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ 3 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 1 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung (điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS). Việc tổng hợp hình phạt theo cách này cũng theo nguyên tắc cộng toàn bộ;
– Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình (điểm c, điểm d khoản 1 Điều 55 BLHS). Cách tổng hợp hình phạt này là theo nguyên tắc thu hút (hình phạt nặng nhất thu hút hình phạt nhẹ hơn);
– Nếu có nhiều hình phạt tiền thì hình phạt chung là tổng các khoản tiền phạt (điểm đ khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017). Cách tổng hợp này là theo nguyên tẳc cộng toàn bộ;
– Hình phạt tiền và hình phạt trục xuất không được tổng hợp với các loại hình phạt khác (điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 55 BLHS). Quy định này là theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau.

+ Đối với hình phạt bổ sung
– Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định ttong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó theo nguyên tắc cộng toàn bộ hoặc cộng một phần; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung theo nguyên tắc cộng toàn bộ (điểm a khoản 2 Điều 55 BLHS);
– Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên theo nguyên tắc cùng tồn tại các loại hình phạt khác nhau (điểm b khoản 2 Điều 55 BLHS).
Như vậy, các quy định ttên được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá các nguyên tắc chung của tổng hợp hình phạt là nguyên tắc cộng toàn bộ, nguyên tắc cộng một phần, nguyên tắc thu hút và nguyên tắc cùng tồn tại.
Quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
Trường hợp có nhiều bàn án được đề cập tại Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm:
– Thứ nhất, đang phải chấp hành án lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này;
– Thứ hai, đang chấp hành án lại bị xét xử về tội đã phạm sau khi có bản án này.
Trong trường hợp thứ nhất, toà án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung (trên cơ sở hình phạt của hai bản án) theo quy định của Điều 55 BLHS (về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội). Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung (khoản 1 Điêu 56 BLHS).
