Thứ nhất, Hệ thống cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự. Các cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm có:

– Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;

– Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài cơ quan điều tra còn có các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đó là các cơ quan của bộ đội biên phòng, hài quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan này không phải là cơ quan điều tra nhưng do tính chất của công việc và do yêu cầu phát hiện nhanh chóng, xử lí kịp thời các hành vi phạm tội nên được phép tiên hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định (Xem: Điều 34, Điều 35 BLTTHS năm 2015 và Điều 4, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra).

Việc tổ chức điều tra hình sự phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội; cơ quan điều ứa cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình; chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự (Xem: Điều 3 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015).

Thứ hai, Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: (Xem: Điều 8 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015):

– Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

Cơ quan điêu tra có nhiệm vụ tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố. Sau khi tiếp nhận phải nhanh chóng tiến hành phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố; kiểm ứa, xác minh có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án và tiến hành những hoạt động cần thiết khác để giải quyết vụ việc.

– Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao

Cơ quan điều tra có ưách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ưa chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.

– Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

Khi điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra được phép tiến hành các hoạt động điều tra, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của pháp luật để phát hiện, thu thập, kiểm tra chứng cứ như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét V.V.. Trong các trường hợp cần thiết, cơ quan điều tra được phép áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt người, tạm giữ, tạm giam và biện pháp cưỡng chế tố tụng khác như ảp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong toả tài khoản. Cơ quan điều tra được chủ động trong việc ra các quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp cưỡng chế tố tụng. Trong một số trường hợp luật định cơ quan điều tra khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng phải được viện kiểm sát phê chuẩn. Quy định này nhằm đảm bảo cho các biện pháp cưỡng chế tố tụng được áp dụng đúng đắn, có căn cứ, tránh vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của công dân.

Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ vụ án hình sự và tuỳ theo kết quả điều tra để ra những quyết định tố tụng cần thiết. Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra, tuỳ kết quả điều tra để đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Trong những trường hợp có căn cứ do luật định, cơ quan điều tra ra các quyết định khác như quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra V.V..

– Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Khi điều tra vụ án hình sự, bên cạnh việc làm rõ những vấn đề về nội dung của vụ án, cơ quan điều tra còn phải xác định được nguyên nhân và điều kiện phạm tội; kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. Việc xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội không chỉ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của pháp luật 

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901