Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm như sau:

     Điều 4. Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm

“1. Cơ quan Công an; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn của mình;  đồng thời hướng dẫn;  giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước; tổ chức; cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm; giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Cơ quan; tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật; tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”

1. Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát và  các cơ quan hữu quan khác

     Theo quy định của pháp luật Cơ quan Công an; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác là các cơ quan trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm. Như vậy từ các quy định của pháp luật ta có thể thấy Cơ quan Công an; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có 2 loại trách nhiệm để đấu tranh phòng chống tội phạm

     Thứ nhất, Cơ quan Công an; Tòa án; Viện kiểm sát; Tòa án và  các cơ quan hữu quan khác trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng tụng theo quy định của BLTTHS để đấu tranh phòng chống tội phạm. Dễ thấy rằng bộ luật TTHS đã phần quyền rất rõ về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trên.

     Theo đó khi một hành vi phạm tội xảy ra thì Cơ quan điều tra hoặc các cơ quan hữu quan khác sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để điều tra xác minh tội phạm,Viện kiểm sát với chức năng thực hành quyền công tố sẽ truy tố bị cáo trước Tòa, song song với đó Viện kiểm sát sẽ là cơ quan giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Tòa án với  là cơ quan xét xử và là cơ quan duy nhất để quết định ai phạm tội, đó là tội gì và hình phạt của họ ra sao.

     Thứ hai, Cơ quan Công an; Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước; tổ chức; cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm; giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý

     Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của công dân

     Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải quán triệt. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm.Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng.

     Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội tại cộng đồng dân cư. Đồng thời phải phối hợp tham gia, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện tốt chương trình “Quốc gia phòng chống tội phạm”. Thực hiện tốt các phong trào: “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tố giác ồng tội phạm, cảm hoá giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”, làm tốt công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội khi trở về địa phương.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901