Tội phá rối an ninh được quy định là trường hợp“… nhiều người (có hành vi) phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức

Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh là hành vi của đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lí đầu tiền thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của dông người. Hành vi mà những người này cùng thực hiện là:

– Hành vi chống người thi hành công vụ: Đây là hành vi càn trở bằng các thủ đoạn khác nhau để người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe dọa, cản đường V.V..

– Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: Đây là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức V.V..

– Hành vi phá rối an ninh khác: Đây là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập.

Hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội chống phá cơ sở giam giữ là hành vi phá cơ sở giam giữ; hành vi tổ chức trốn khỏi cơ sờ giam giữ; hành vi đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc là hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ. Các hành vi này có dấu hiệu cụ thể như sau:

– Về hành vi phá cơ sở giam giữ: Đây là hành vi phá hỏng cơ sở hạ tầng của cơ sở giam giữ bao gồm các công trình xây dựng và hệ thống phục vụ và đảm bảo an toàn của cơ sở giam giữ như buồng giam, hệ thống tường rào, hệ thống điện, nước, thiết bị an ninh V.V.. Hành vi này có thể do người đang bị giam giữ hoặc người khác thực hiện và việc thực hiện có thể công khai hoặc không công khai với các phương tiện và phương pháp bất kì.

– Về hành vi tổ chức hổn khỏi cơ sở giam giữ: Đây là hành vi lên kế hoạch, chỉ đạo việc chuẩn bị, việc thực hiện kế hoạch trốn khỏi cơ sở giam giữ của một hoặc một số người. Người thực hiện hành vi tổ chức có thể là người đang bị giam giữ hoặc là người khác. Trong trường hợp người tổ chức là người đang bị giam giữ, họ có thể cùng trốn với người khác hoặc không.

– Về hành vi đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải: Đây là hành vi dùng vũ lực tẩn công lực lượng bảo vệ, canh giữ để giải thoát người đang bị giam giữ hoặc người đang bị áp giải.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901