Theo Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội thì: Vi phạm các quy định về cung ứng điện là hành vi của người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.

Để bảo vệ an toàn quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng điện cũng như  an toàn trong việc cung cấp điện được nhà nước bảo vệ, đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện; vi phạm các quy định về hoạt động phát điện; vi phạm các quy định về hoạt động truyền tải điện, phân phối điện… chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo Nghị định sô 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, mức phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng và cáo nhất đến 40 triệu đồng.

Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện là tội phạm đã được quy định tại Điều 182 BLHS năm 1985 với tội danh “sử dụng và phân phối điện trái phép”. Đến BLHS năm 1997 Điều 177 không còn quy định hành vi sử dụng điện trái phép là tội phạm nữa mà chỉ quy định hành vi phân phối điện trái phép là hành vi phạm tội và điều luật được  sửa thành tội vi phạm các quy định về cung ứng điện. Quy định thêm tình tiết là yếu tố định tội; quy định cụ thể hành vi khách quan của người phạm tội; bổ sung một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt ở khoản 2 của điều luật; hình phạt bổ sung được quy định ngay trong cùng điều luật. Quy định này cũng được giữ nguyên trong BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Đến BLHS năm 2015, tội vi phạm các quy định về cung ứng điện được quy định tại Điều 199. Mặc dù vẫn giữ nguyên các hành vi khách quan trong quy định của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 tuy nhiên đã bổ sung thêm  các quy định chi tiết các yếu tố định tội và các yếu tố định khung hình phạt.

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội

Điều 199. Tội vi phạm quy định về cung ứng điện

1. Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901