Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Như vậy chủ sở hữu là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, tức là được nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác.

Mặc dù là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đó là những điều cấm không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại cho xã hội và những chủ thể khác.

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 186 BLDS năm 2015

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Đây là việc chiếm hữu thực hiện theo nội dung ủy quyền của chủ sở hữu nên việc chiếm hữu sẽ bị giới hạn ở một mức độ nhất định và người chi phối tài sản lớn hơn vẫn là chủ sở hữu.

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Do việc chiếm hữu của chủ thể này do chủ sở hữu ủy quyền thực hiện nên phải tuân theo ý chí của chủ sở hữu tài sản.

Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

– Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

– Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

– Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Điều này cũng là do tài sản vẫn thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nên pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trong trường hợp trên.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901