Khi các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại, đối với nhau cùng đến thời hạn thực hiện thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Trong trường hợp giá trị của nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau: có sự chênh lệch về tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau, thì bên có giá trị của nghĩa vụ nhỏ hơn phải thanh toán phần chênh lệch cho bên có giá trị nghĩa vụ lớn hơn.

Những vật được định giá thành một số tiền cụ thể cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Việc bù trừ nghĩa vụ không được áp dụng trong các trường hợp: một trong các nghĩa vụ có tranh chấp; các nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; các nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khi tham gia quan hệ nghĩa vụ, mỗi bên hướng tới lợi ích nhất định. Theo đó, lợi ích mà một bên hướng tới chỉ đạt được khi bên kia thực hiện đầy đủ các hành vi mang tính nghĩa vụ của họ. Quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là hai yếu tố cấu thành nội dung của quan hệ nghĩa vụ.

Vì vậy, có thể nói nội dung của quan hệ nghĩa vụ là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa vụ có thể do các bên tự thoả thuận xác định hoặc do luật định. Bao gồm:

– Quyền yêu cầu: Là xử sự mà bên có quyền được phép thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Xử sự được coi là quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính là quyền yêụ cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định.

– Nghĩa vụ dần sự: Là xử sự bắt buộc theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Xử sự được coi là nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính là việc phải thực hiện hành vi nhất định như chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bù trừ nghĩa vụ như sau:

Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ

1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Điều 379. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ

Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Nghĩa vụ khác do luật quy định.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901