Sáng 30/3, nghe Quốc hội thảo luận báo cáo công tác nhiệm kỳ của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Phó Ban Dân nguyện) nêu bốn băn khoăn liên quan hoạt động tư pháp.

Đầu tiên là vấn đề bảo đảm “độc lập tư pháp”. Theo ông, trong hoạt động tư pháp lâu nay vẫn tồn tại khái niệm ngành, chẳng hạn “ngành tòa án”. Trong khi đó, mỗi tòa án phải là một cơ quan hoàn toàn độc lập chứ không có khái niệm tòa án cấp trên, cấp dưới. Thẩm phán cũng phải độc lập, không được can thiệp bất kỳ hoạt động nào của nhau.
Vấn đề thứ hai, vị đại biểu tỉnh Bến Tre băn khoăn về những cuộc làm việc liên ngành giữa các cơ quan tư pháp tại mỗi vụ án. Vấn đề thứ ba là “chỉ tiêu” trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Theo ông, kế hoạch làm việc cần có nhưng kế hoạch xét xử cần nghiên cứu lại vì có những phiên tòa ở một số nước có thể kéo dài hàng năm để tìm công lý.

“Trước đây lãnh đạo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp nói với tôi là công lý không bao giờ có giá rẻ, thậm chí nó được đổi không chỉ bằng tiền mà bằng cả xương máu. Không có công lý giá rẻ nên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí xương máu mới có thể tìm ra”, ông Nhưỡng nói.

Việc xác định tỷ lệ oan sai cũng được Phó Ban Dân nguyện cho là “nguy hiểm” vì ảnh hưởng tới tâm lý người dân. “Có tỷ lệ oan sai thì có hay không tỷ lệ công lý? Và công lý làm sao có tỷ lệ?”, ông nói.

“Công lý là thứ gì đó vĩ đại, thiêng liêng, hoàn hảo, tròn trịa. Làm sao có tỷ lệ công lý được. Cho nên tôi đề nghị Quốc hội khóa 15 xem xét vấn đề này”, ông Nhưỡng nêu quan điểm.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901