Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp.

Căn cứ vào Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào hành vi vi phạm, chủ thể thực hiện mà có các khung hình phạt khác nhau.

Đối với cá nhân quy định tại Khoản 1-5, Điều 324:

Hình phạt tù cao nhất là 15 năm, thấp nhất là 06 tháng;Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng – 5.000.000.000 đồng;Cấm đảm nhiệm chức vụ;Cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định từ 01 năm đến 05 nămTịch thu một hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại quy định tại Khoản 6, Điều 324.Phạt tiền cao nhất là 20.000.000.000 đồng, thấp nhất là 1.000.000.000;Đình chỉ hoạt động;Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực, cấm huy động vốn.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901