Khả năng oan sai, dù rất nhỏ, không có nghĩa là nó không xảy ra. Bởi vậy, trách nhiệm của các Cơ quan Tố tụng điều tra không bỏ lọt tội phạm thì cần phải phòng chống khả năng oan sai thì mới đảm bảo nguyên tắc truy tố, xét xử đúng người, đúng tội một cách thuyết phục.
Nếu vai trò của viện kiểm sát chỉ là bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật thì vai trò của cơ quan xét xử ngoài bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật còn phải bảo vệ công lý. Do đó, đối diện với những sai sót mà trong quá trình Điều tra – Truy tố nhưng đến giai đoạn xét xử vẫn cố tình tuyên án thì hẳn khó mà thuyết phục các bị cáo tâm phục – khẩu phục. Sẽ chẳng có phiên tòa thành công khi mà Bị cáo vẫn một mực kêu oan, khi mà họ k hiểu được họ sai chỗ nào thì quá trình cải tạo trở nên vô nghĩa.
Ngoài ra, theo nguyên tắc đánh giá hồ sơ thì có hai nguồn tài liệu: một là tài liệu buộc tội, hai là tài liệu gỡ tội. Bởi vậy, cần đánh giá các tài liệu này dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội.
Một bản án được xem là có căn cứ và đúng pháp luật phải đảm bảo cả pháp luật nội dung lẫn hình thức. Pháp luật nội dung và pháp luật hình thức là hai mặt của một vấn đề và có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Nếu tồn tại những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng thì dẫn đến làm mất đi tính khách quan, toàn diện của vụ án. Đó cũng là một trong những căn cứ mà Bộ luật TTHS quy định là phải hủy án để điều tra, xét xử lại.
