Có thể nói, nền y học cổ truyền của nước ta từ xa xưa đến nay được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Song song với nền y học hiện đại, y học cổ truyền vẫn luôn mang lại một giá trị lớn lao. Vậy nên, giống như việc mở một quầy thuốc tân dược, để mở một phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền cũng cần có những điều kiện cần phải tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Bài viết sau đây LUẬT CÔNG TÂM sẽ làm rõ vấn đề này.

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 109/2016/NĐ – CP
  • Nghị định 155/2018/NĐ – CP
  1. Phòng khám Chuyên khoa y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền thường được dân gian coi là phương thức khám, chữa bệnh bằng các phương pháp truyền thống được thực hiện từ ngàn đời trước như: bắt mạch để bẩn bệnh, bốc thuốc, sắc thuốc, châm cứu, bấm huyệt, … để điều trị bệnh.

   Theo quy định của luật thì Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền còn được gọi là Phòng khám đông y hoặc Phòng chẩn trị y học cổ truyền.

  1. Điều kiện để mở Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền.

a. Điều kiện về cơ sở vật chất

Khi mở phòng khám đông y cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Địa điểm đặt phòng khám đông y phải cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh
  • Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi tiếp đón người bệnh
  • Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng
  • Phòng khám phải bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu sử dụng các thiết bị bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật)
  • Phòng khám phải bảo đảm có đủ diện, nước và điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh
  • Ngoài ra, phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Toàn bộ hoạt động của phòng khám phải được một bên có đủ điều kiện cung ứng dịch vụ thu gom rác thải y tế thực hiện thông qua hợp đồng. Rác thải y tế từ phòng khám cần được xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn cho môi trường

b. Về trang thiết bị y tế của phòng khám

Trường hợp đăng ký thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc thì phòng khám cần có:

  • Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhự trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài
  • Có cân thuốc và phân chia các vị thuộc theo thang, giấy gói thuốc (không dùng giấy báo, giấy có chữ)

Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau:

  • Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt
  • Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt
  • Có đủ dụng cụ và hướng dẫn để xử lý vượng châm

Trường hợp có xông hơi thuốc

  • Có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh
  • Có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

c. Điều kiện nhân sự của phòng khám

Người đứng đầu phòng khám

  • Về bằng cấp: là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh y học cổ truyền.
  • Phải có chứng chỉ hành nghề (chuyên khoa khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền)
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền; 36 tháng đói với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền
  • Là người hành nghề hữu cơ tại phòng chẩn y học cổ truyền

Những người làm việc tại phòng khám

  • Phải có chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn
  • Được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc xin liên hệ qua email: luatsuhongtam@gmail.com hoặc số hotline 097 281 0901

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901