1. Khái niệm năng lực trách nhiệm hình sự?

Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức được tính nguy hiểm xã hội của hành vi và khả năng điều kiển được hành vi đó

Một người có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy là người có năng lực trách nhiệm hình sự

Một người có năng lực trách nhiệm hình sự là người thỏa mãn đầy đủ 2 dấu hiệu sau:

  • Họ đạt tới độ tuổi nhất định. Một người khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó phù hợp với đòi hỏi của xã hội
  • Họ không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là “có năng lực trách nhiệm hình sự” mà chỉ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Với việc quy định này, luật hình sự Việt Nam coi những người đạt tuổi luật định là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền mà không đòi hỏi sự đánh giá từng trường hợp một là có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mà chỉ cần xác định độ tuổi; trong trường hợp có sự nghi ngờ mới cần kiểm tra có phải ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không?

    Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trường hợp trên là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Để xác định một người có ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay không cần phải xác định đầy đủ 3 điều kiện:

  • Điều kiện về y học: Người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người bị bệnh tâm thần hoặc làm rối loại hoạt động tâm thần, như bệnh tâm thần kinh niên, hoạt động tâm thần bị rối loại nhất thời do bệnh tâm thần phát sinh đột ngột, bệnh si ngốc, bệnh khác làm gây rồi loạn tạm thời hoạt động tâm thần như: sốt rét ác tính, thương hàn, viêm não, …
  • Điều kiện về tâm lý: Người không có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã mất những năng lực hiểu biết, những đòi hoi của xã hội liên quan đến hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, họ không biết hành vi đã thực hiện của mình là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm và như vậy, họ cũng không có khả năng điều khiển được hành vi đó.

Người không có năng lực trách nhiệm hình sự còn có thể là người tuy có khả năng nhận thức, có khả năng đánh giá được tính chất xã hội của hành vi nguy hiểm đó cho xã hội, nhưng do những xung đột xung động bệnh lý không thể điều khiển được hành vi đó.

  • Tình trạng bệnh lý phải xuất hiện tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

Chỉ được coi là người không có trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu nói trên.

3. Năng lực trách nhiệm hình sự và tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

Điều 13 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”

Tình trạng say có thể ở hai mức độ: say làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức avf khả năng điều khiển hành vi và tình trạng say làm mất một phần khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Cả hai tình trạng say này đều phải chịu TNHS.

    Phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác không được coi là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS. Nếu cố tình uống rượu, bia để “hăng máu” khi thực hiện tội phạm thì bị coi là tình tiết tăng nặng TNHS “cố tình thực hiện tội phạm đến cùng”

   Nếu sử dụng rượu, bia vượt quá nồng độ cồn quy định hoặc chất kích thích mạnh khác, say chất kích thích mạnh khác thì có thể là tình tiết tăng nặng định khung theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Cùng với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, sự giáo dục và tích lũy kinh nghiệm sống, khi đạt đến độ tuổi nhất định thì con người mới có khả năng nhận thức các chuẩn mực xã hội và điều khiển có ý thức các hành vi của mình theo các chuẩn mực đó. Khi quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Nhà nước chính thức thùa nhận một người khi đạt độ tuổi ấy mới có năng lực trách nhiệm hình sự. Việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để xác định trách nhiệm hình sự của một người khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, cũng như dựa vào kết quả các công trình nghiên cứu khảo sát về tâm lý và chính sách hình sự của Đảng đã quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
  2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972810901