Đặc xá là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính nhân đạo, có tác dụng trong việc giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, đồng thười bồi dưỡng mọi công dân có ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng và chống tội phạm.
- Đặc xá là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018, cụ thể:
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định thu tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Có thể nói, đặc xá là miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thường được áp dụng nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
2. Các vấn đề liên quan đến đặc xá
- Về thẩm quyền quyết định đặc xá: Theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền đặc xá là Chủ tịch nước
- Đối tượng áp dụng: Đặc xá áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân)
- Thời điểm thực hiện: Theo quy định tại Điều 5 Luật Đặc xá thì Đặc xá được thực hiện Nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước
- Cơ sở ra quyết định: Có 2 cơ sở để đưa ra quyết định đặc xá, đó là Người để nghị đặc xá đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Đặc xá; Có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước.
- Hậu quả pháp lý: Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp.
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị đặc xá
Theo quy định tại Điều 14 Luật đặc xá 2018 quy định về hồ sơ đề nghị đặc xá bao gồm:
- Đơn xin đặc xá
- Tài liệu chứng minh về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của người được đề nghị đặc xá
- Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác
- Cam kết không vi phạm pháp luật, tiếp tục chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự sau khi được đặc xá
- Văn bản đề nghị đặc xá của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam
Về phần thủ tục, được quy định như sau:
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định của pháp luật, thông báo, niêm yết công khai danh sách người được đề nghị đặc xá tại trại tạm giam, trại tạm giam và làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng xem xét
Giám thị trại tạm giam thuộc công an cấp tỉnh, Giám thị trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đnag chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định cua pháp luật, báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương. Giám đốc công an tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương xét duyệt danh sách, đề nghị Bộ trưởng bộ Công an, Bô trưởng Bộ Quốc phòng xem xét. Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết công khai danh sách này tại trại tạm giam
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị đặc xá được lập như trên và lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét.
