cau-thanh-toi-pham

Cấu thành tội phạm là cơ sở quan trọng trong việc xác định tội phạm. Vậy cấu thành tội phạm là gì? các yếu tố cấu thành tội phạm? và ý nghĩa của cấu thành tội phạm như thế nào? Luật Công Tâm sẽ cung cấp các thông tin trên trong bài viết dưới đây.

Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng được quy định trong Bộ Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó để xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm hay không.

Từ đó, có thể rút ra đặc điểm của cấu thành tội phạm như sau:

Một là, cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.

Hai là, các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Ba là, phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

cau-thanh-toi-pham-la-gi
Ảnh minh họa: Cấu thành tội phạm là gì

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Về mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra ngoài thế giới khách quan, bao gồm hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi với hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp, thời điểm,… thực hiện tội phạm.

Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Về mặt chủ quan

Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.

Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

Thứ nhất, cố ý phạm tội

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra. Hoặc:

Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.

Thứ hai, vô ý phạm tội

Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật Hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

– Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 – 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015 sửa dổi bổ sung 2017 quy định: 

Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ đó nhận định được rằng để xác định một hành vi bị coi là tội phạm phải xác định đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Việc xác định được các dấu hiệu cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội.

Để định tội danh cho trường hợp phạm tội cụ thể, phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có kết luận hành vi đó phạm tội gì theo Điều, khoản nào trong Bộ luật Hình sự.

Luật sư tư vấn luật hình sự

Do cấu thành tội phạm là căn cứ để xác định tội phạm nên việc chứng minh một người không phạm tội cũng cần căn cứ và khai thác vào các yếu tố cấu thành tội phạm. Để tìm hiểu chi tiết về cấu thành tội phạm của một tội danh cụ thể, hoặc cần tư vấn, giải đáp các thắc mắc pháp lý khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem thêm:
Người được miễn trách nhiệm hình sự
– Tội lừa dối khách hàng

By Tâm

2 thoughts on “Cấu thành tội phạm là gì”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660