Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được hiểu đó là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại khi bị hại có yêu cầu và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp thuận theo quy định của pháp luật. Bị hại có thể là một hay nhiều cá nhân nhưng bị hại cũng có thể là các cơ quan, tổ chức.

Bảo vệ cho bị hại theo quy định pháp luật như thế nào?

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thực sự khoa học, tiến bộ và có tính khả thi cao. Bộ luật đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013 và là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định.

Liên quan đến chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã xác định và khẳng định rõ: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là một trong các chủ thể tham gia tố tụng. Họ tham gia vụ án hình sự với tư cách là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại (bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức) khi bị hại có yêu cầu và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp thuận theo quy định của pháp luật.

Bị hại nếu có điều kiện tốt có thể nhờ luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trong vụ án hình sự nếu phát sinh thiệt hại về tài sản, tính mạng, tổn thất tinh thần (bị hại là cá nhân) hoặc danh dự, uy tín, tài sản (bị hại là cơ quan, tổ chức).

Đối với bị hại là cá nhân không có điều kiện kinh tế, là người yếu thế, thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì họ có thể nhờ trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Xem thêm: Nghi án bà nội giết cháu để chiếm đoạt tiền bảo hiểm

Ngoài ra, nếu bị hại là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần hay người dưới 18 tuổi thì họ có thể nhờ đại diện hợp pháp là người bảo vệ quyền lợi cho mình. Trong một số trường hợp đặc biệt, bị hại có thể nhờ bào chữa viên nhân dân bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ án hình sự.

Điều thuận lợi nhất đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại đó là các quyền và nghĩa vụ đã được quy định rõ trong luật.

Khi tham gia tố tụng, chủ thể này được thực hiện rất nhiều quyền như:

  • Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; quyền được kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản; quyền có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra; quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
  • Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền được đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Vì sao cần phải bảo vệ cho các bị hại trong vụ án hình sự?

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là một trong những chủ thể tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại được hiểu đó là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại khi bị hại có yêu cầu và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp thuận theo quy định của pháp luật. Bị hại có thể là một hay nhiều cá nhân nhưng bị hại cũng có thể là các cơ quan, tổ chức.

Về mặt lý thuyết, bị hại chính là nạn nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, danh dự, uy tín do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, một nạn nhân chỉ được xác định là bị hại nếu được chứng minh thông qua quy trình tố tụng của một vụ án hình sự.

Khi một nạn nhân được xác định là bị hại thì họ có tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự và có các quyền và nghĩa vụ nhất định của mình, trong đó có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Chế định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại đã được quy định tương đối cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự qua các thời kỳ, vị trí, vai trò người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại dần dần được khẳng định. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành với nhiều quy định tiến bộ, trong đó chế định “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại” được quy định rõ ràng, cụ thể tại Điều 84.

Theo đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là luật sư, người đại diện, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý (mở rộng thêm 2 đối tượng là người đại diện và trợ giúp viên pháp lý so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003).

Ngoài ra, Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, theo đó, cùng với chủ thể là người bào chữa thì vị trí, vai trò tranh tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại được đề cao và phát huy không chỉ ở giai đoạn xét xử mà ở tất cả các giai đoạn của một quá trình giải quyết vụ án hình sự.

HÃY ĐỂ LUẬT CÔNG TÂM BẢO VỆ BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BẠN. LUẬT CÔNG TÂM NƠI GỬI TRỌN NIỀM TIN VÀO CÔNG LÝ
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@
gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

One thought on “Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án hình sự”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660