Tại sao tranh châp đất đai ngày càng sảy ra nhiều? nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai do đâu? cách xử lý thế nào? đây là những câu hỏi mà Luật Công Tâm thường xuyên nhận được từ người dân. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, Luật Công Tâm sẽ chia sẻ đến các bạn kiến thức về nguyên nhân và cách xử lý tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền và lợi ích cao nhất của bạn khi rủi ro tranh chấp đất đai sảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Nguyên nhân khách quan:
+ Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền:
Miền Bắc, sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và Chính Phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.

Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất tương đối ổn định.
Miền nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến từ 1845 – 1954, Chính Phủ đã tiến hành cấp chia ruộng đất 02 lần cho nông dân.

Nhưng đến cuối năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa, thực hiện việc “truất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, gây ra những xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân.

+ Sau năm 1975, Nhà nước tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp đồng thời xây dựng hàng loạt các nông trường, lâm trường, trang trại….

+ Hiện nay, trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, việc thu hòi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất canh tác ngày càng giảm.

Đặc biệt, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường làm cho giá đất tăng đã và đang là những áp lực lớn gây nên tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai một cách gay gắt.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Về cơ chế quản lý
+ Về cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất đai

+ Về chính sách pháp luật, đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân: Điều 203, Luật đất đai 2013 quy định:

Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.

– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yeue cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 Luật đất đai.

-Lưu ý: Về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có quyết định đúng đắn. Các căn cứ bao gồm:

+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra;

+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt;

+ Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

+ Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.

Hỗ trợ tối đa cho khách hàng trên cả nước tất cả các vấn đề về tranh chấp đất đai. Còn chần chừ gì nữa hay đến với Luật Công Tâm chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật Công tâm tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, đại diện tố tụng cho các vụ án tranh chấp đất đai. Các dịch vụ luật Công tâm cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý và đưa giải pháp xử lý tranh chấp
  • Tham gia đàm phán giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
  • Thay mặt nộp và tham gia tố tụng.
  • Luật sư bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
  • Tư vấn thi hành án sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm

Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, C
ầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660