Khung hình phạt áp dụng đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định (tại Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) tối thiểu là 01 năm và cao nhất là 05 năm.

Đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy sẽ có khung hình phạt nặng hơn tội tàng trữ ma túy được quy định tại (Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) giao động từ 02 năm tối thiểu cho đến 07 năm.

Việc xác định hàm lượng ma túy ảnh hưởng rất lớn đến việc định khung, định tội danh. Ở một hàm lượng khác nhau thì sẽ được xác định tình tiết tăng nặng khác nhau.

Việc định khung hình phạt sẽ tùy vào mức độ, xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và sự hợp tác của người phạm tội với cơ quan tiến hành tố tụng.

Hình phạt bổ sung đối với tội danh này là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức cụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tàng trữ ma túy đá thì phạt mấy năm tù

Theo quy định của BLHS 2015, đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Tuy nhiên, đối với việc xác định hình phạt của hành vi tàng trữ ma túy đá, cần phải xác định cụ thể định lượng ma túy đá tàng trữ:

  • Ma túy đá được xác định là chất ma túy khác ở thể rắn, căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 249 BLHS 2015, thì định lượng ma túy tàng trữ để cấu thành tội phạm khi tàng trữ từ 01 gam đến dưới 20 gam và mức hình phạt tương ứng sẽ từ 01 năm đến 05 năm tù.
  • Nghĩa là, nếu chủ thể tàng trữ dưới 01 gam sẽ không cấu thành tội phạm và không phải trách nhiệm hình sự.
  • Trường hợp chủ thể tàng trữ ma túy đá có định lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Trường hợp chủ thể tàng trữ ma túy đá có định lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  • Trường hợp chủ thể tàng trữ ma túy đá có định lượng từ 300 gam trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mua bán ma túy đá thì phạt mấy năm tù

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 251 BLHS 2015, hành vi mua bán chất ma túy thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình. Đối với việc xác định hình phạt của hành vi mua bán ma túy đá, cần dựa vào định lượng ma túy đã mua bán:

  • Ma túy đá được xác định là chất ma túy khác ở thể rắn, do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 251 BLHS 2015 thì người nào mua bán trái phép ma túy đá với định lượng dưới 20 gam sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Trường hợp chủ thể có hành vi mua bán trái phép ma túy đá có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Trường hợp chủ thể có hành vi mua bán trái phép ma túy đá có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam sẽ bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Trường hợp chủ thể có hành vi mua bán trái phép ma túy đá có khối lượng 300 gam trở lên sẽ bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình.

Quyền và nghĩa vụ của luật sư trong bào chữa tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy

Luật sư trong vụ án hình sự là người đem lại ánh sáng cho kẻ phạm tội

Quyền và nghĩa vụ của luật sư tham gia bào chữa cho tội phạm thuộc tội danh tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy như sau:

  • Luật sư với quyền hạn của mình có thể sẽ thực hiện được những động thái pháp lý, bảo vệ thân chủ mình như kiến nghị đổi tội danh, kiến nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn (tạm giam), kiến nghị thay đổi khung hình phạt
  • Phân tích, chứng minh cung cấp tài liệu về các tình tiết giảm nhẹ hình phạt
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa, có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng luật hòng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
  • Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
  • Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
  • Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
  • Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Trong một vụ án hình sự, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố quy định tại (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Luật sư tham gia bào chữa cho người phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy từ khi khởi tố bị can được quy định tại (điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì luật sư tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xét xử hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Vai trò của luật sư trong bào chữa tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy

Giai đoạn điều tra

Theo quy định tại (Điều 73 Bộ luật hình sự 2015), trong giai đoạn điều tra, luật sư có vai trò:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định pháp luật.

Giai đoạn truy tố

  • Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu phát hiện tình tiết chưa được làm rõ gây bất lợi cho bị can, bị cáo luật sư đề nghị Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ
  • Hướng dẫn người phạm tội tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị cán, bị cáo
  • Đề nghị cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
  • Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.

Giai đoạn xét xử

Bắt đầu phiên tòa:

  • Luật sư có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa thay đổi cơ quan tiến hành tố tụng khi có căn cứ xác định trong số họ không trung thực, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ.
  • Tại phiên tòa, luật sư có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét.

Quá trình tranh tụng ở tòa:

  • Luật sư trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên về những nội dung tranh luận.
  • Thời gian tranh luận không bị giới hạn nên luật sư được thể hiện bản lĩnh pháp lý, kinh nghiệm hành nghề, năng lực chuyên môn và kỹ năng tranh tụng của mình.

Nghị án và tuyên án:

Có quyền kháng cáo của thân chủ khi nhận thấy bản án không phản ánh khách quan, có dấu hiệu, hành vi vi phạm tố tụng hình sự và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Phí luật sư tham gia bào chữa trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy

Trong trường hợp luật sư tham gia bào chữa Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, phí dịch vụ luật sư được tính theo một trong hai cách thức sau:

  • Phí cố định: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán cho luật sư theo từng tiến độ giải quyết vụ án.
  • Phí kết quả: bên nhận dịch vụ sẽ thanh toán cho luật sư theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.
  • Cụ thể, đối với chi tiết của từng sự, vụ phí dịch vụ luật sẽ có những mức khác nhau.

Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.

Theo đó:

Bước 1: Khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ luật sư bào chữa (sau đây gọi là người nhờ bào chữa) thì Điều tra viên hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư.

Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân / giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa.

Luật sư khi nhận được giấy yêu cầu luật sư bào chữa thì thủ tục đăng ký bào chữa theo quy định tại Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Như vậy:

Bước 3: Luật sư tiến hành thủ tục đăng ký bào chữa tại cơ quan điều tra.

Bước 4: Trong 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ đăng ký bào chữa từ luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báp về việc đăng ký bào chữa.

Theo đó, nếu luật sư đủ điều kiện đăng ký bào chữa sẽ được tham gia các buổi làm việc của Điều tra viên và nắm bắt được thông tin của người nhờ bào chữa cũng như thực hiện các quyền khác của người bào chữa….

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, 
Cầu Giấy, Hà N
ội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660