Luật sư hình sự có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn pháp lý về hình sự cho khách hàng. Một số vấn đề mà khách hàng thường tìm đến luật sư hình sự có thể kể đến như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giết người, hiếp dâm, ma túy, trộm cắp tài sản, án oan,… được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Dịch vụ Luật sư hình sự tại Luật Công Tâm sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bao gồm:
- Bào chữa cho bị can, bị cáo giúp giảm án tù và bồi thường thiệt hại, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của bị can bị cáo trước cơ quan tố tụng và bên kiện tụng (tranh tụng).
- Tư vấn pháp luật hình sự giúp khách hàng nắm rõ hơn về vụ án hình sự khách hàng đang gặp phải
- Tiến hành kiện tụng, tranh tụng cho người bị hại trong các trường hợp liên quan đến Bộ luật Hình sự.
Các giai đoạn Luật sư tiếp nhận bào chữa trong vụ án hình sự
Giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm
Bất cứ ai khi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố đều có quyền thuê, mời luật sư Hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi này, nếu luật sư Hình sự đồng ý tham gia bảo vệ thì sẽ tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và có các quyền quy định tại Khoản 3 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau:
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
“3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử
Khi luật sư được người bị buộc tội nhờ bào chữa và đã thực hiện đăng ký bào chữa thì luật sư Hình sự sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Luật sư sẽ trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ, trong suốt các giai đoạn tố tụng như: điều tra, truy tố, xét xử và thực hiện các quyền bào chữa của mình theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự, cụ thể:
Trong quá trình điều tra:
- Hỗ trợ thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ;
- Tư vấn việc xin tại ngoại thay thế biện pháp tạm giam;
- Kiến nghị Cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;
- Làm việc với cơ quan điều tra, với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định tỷ lệ thương tật;
- Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;
Tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ,… - Đưa ra phương án tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ.
Trong giai đoạn truy tố:
- Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;
- Trao đổi và đề xuất với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ các tình tiết chưa rõ ràng gây bất lợi cho bị can, bị cáo;
- Kiến nghị Viện kiểm sát áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;.
- Đề nghị Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng cần thiết;
- Hướng dẫn khách hàng làm đơn đề nghị bảo lĩnh, tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị can, bị cáo;
- Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.
Trong quá trình xét xử:
- Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa án, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.
Thời điểm cần thuê Luật sư hình sự giải quyết vụ án?
Trong một số trường hợp cụ thể, thuê Luật sư Hình sự là một trong những việc làm cần thiết và cấp bách nhất. Bởi vì việc thuê luật sư hình sự ngay khi bị can bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra, bị khởi tố hay từ khi có quyết định tạm giữ sẽ giúp luật sư nắm rõ tình hình và hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề pháp lý ngay từ ban đầu. Có thể kể đến một số trường hợp nên thuê luật sư Hình sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự như sau:
- Bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố: Trường hợp này người bị tố giác, bị kiến nghị chưa bị khởi tố hình sự. Thuê luật sư Hình sự khi này sẽ giúp thân chủ làm rõ về khả năng bị truy tố và phương án giải quyết nếu bị truy tố.
- Bị bắt, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: Người bị tình nghi (nghi can) bị bắt khi đang phạm tội (bị bắt quả tang) sẽ bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra. Khi này, người bị giữ, bị bắt có quyền thuê luật sư hình sự để bảo chữa ngay từ đầu để làm sáng tỏ các sự kiện khách quan của vụ án và bảo đảm quyền lợi của mình, tránh trường hợp oan sai về sau.
- Bị tạm giữ: Khi bị tạm giữ, người bị tạm giữ có thể thuê luật sư cho mình.
- Đã trở thành bị can trong vụ án hình sự: Thuê luật sư bào chữa khi này sẽ giúp cho bị can được tư vấn về mặt pháp lý, được luật sư sử dụng các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ. Luật sư sẽ tham gia vào tất cả các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án và sẽ tiếp tục vai trò của mình nếu tư cách của bị can chuyển sang thành Bị cáo.
- Đã trở thành bị cáo tại phiên tòa: Luật sư đã bào chữa cho bị can sẽ tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong quá trình xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nếu bị cáo có kháng cáo và tiếp tục mời luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa cho bị cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cũng như trao đổi với bị cáo để sao cho bào chữa cho bị cáo được tốt nhất.
- Là người bị hại trong vụ án hình sự (Điều 62,63): Có thể thuê luật sư cho người bị hại trong các giai đoạn tố tụng tại Cơ quan Điều tra, Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án. Luật sư sẽ đưa ra những lập luận để luận tội đối với hành vi mà các bị cáo đã gây ra cho bị hại; nếu vụ án cần phải kháng cáo luật sư sẽ giúp bị hại thực hiện việc kháng cáo bản án theo quy định.
- Là bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 64, 65): Bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Hình sự cũng có thể thuê luật sư Hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong trương hợp họ không thể tự bào chữa cho mình.
Ý nghĩa của Luật sư hình sự
Bên cạnh những lợi ích mà luật sư tư vấn pháp luật Hình sự mang lại cho khách hàng, Luật sư Hình sự cũng mang trong mình những trách nhiệm to lớn đối với hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng vụ án hình sự tại phiên tòa nói riêng. Luật sư là người đặc biệt quan trọng bởi vì họ:
- Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo;
- Giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.
- Vai trò tranh tụng từ giai đoạn trước khi khởi tố vụ án (thường gọi là giai đoạn tiền tố tụng), khởi tố bị can (giai đoạn một người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố) đến giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố và xét xử.
- Giúp bị can, bị cáo đảm bảo quyền bình đẳng với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa;
- Luật sư hình sự có vai trò, chức năng bào chữa cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự….
Các bước tư vấn của Luật sư hình sự
- Bước 1: Đăng ký tham gia vụ án với tư cách Luật sư
- Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ, tham gia lấy lời khai cùng bị can/bị cáo, gặp gỡ bị can/bị cáo
- Bước 3: Đồng hành cùng bị can, bị cáo và thân nhân của họ để tư vấn pháp luật cũng như lường trước những tình huống tệ nạn của quá trình tố tụng, từ đó giúp giải quyết khủng hoảng, hạn chế/loại bỏ những bi luỵ của hậu quả có người thân vướng vào tố tụng.
- Bước 4: Thiết lập hồ sơ bào chữa.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.