Sự vô tư của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là đòi hỏi tất yếu để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, công bằng, là nền tảng của công lý pháp quyền.
Điều 21. Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 21 BLTTHS năm 2015
Thứ nhất, nguyên tắc, bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong luật tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc nền tảng của hoạt động tư pháp hình sự. Đến nay, nguyên tắc này đã được thừa nhận trong tuyệt đại đa số pháp luật các quốc gia, được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người.
Thứ hai, để hoạt động tố tụng hình sự đạt được các mục đích đã được đặt ra, một trong những đòi hỏi quan trọng được đặt ra là bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
Thứ ba, thời cổ đại người ta đã có nguyên tắc “Nemo iudex in causa sua” hay “Nemo iudex in propria causa” (không ai có thể là quan tòa cho vụ việc của chính mình). Sự vô tư của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là đòi hỏi tất yếu để đảm bảo việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, công bằng, là nền tảng của công lý pháp quyền. Sự vô tư của những người tiến hành tố tụng được được hiểu là trong hoạt động tố tụng, những người này không bị chi phối, tác động bởi các định kiến chủ quan và các lợi ích cũng như các mối quan hệ khác làm cho kết luận, phán quyết của họ không đảm bảo khách quan.
Thứ tư, bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thứ năm, để đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng Bộ luật Tố tụng hình sự quy định những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người giám định, người phiên dịch.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.