Luật sư là nghề cao quý và ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, cá nhân, được xã hội ghi nhận, tôn trọng và yêu mến.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và nhu cầu của xã hội thì số lượng và chất lượng của Luật sư tăng lên nhanh chóng. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung, đối với hoạt động hay Luật sư gọi chưa thể hoạt động hành nghề của các Luật sư cũng dễ dàng hơn trước rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực tranh tụng.

Sự phát triển của kinh tế xã hội khiến nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng gia tăng, ý thức tôn trọng pháp luật của người dân và doanh nghiệp ngày càng nâng cao, đó là cơ hội thuận lợi để các Luật sư có thể hành nghề trên nhiều lĩnh vực như: tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, các hoạt động đại diện và tham gia tố tụng.

Quá trình hành nghề Luật sư thì mỗi lĩnh vực lại đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm khác nhau. Mỗi lĩnh vực hành nghề Luật sư lại có những khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian gần đây thì hoạt động hành nghề Luật sư trong lĩnh vực tư vấn và tranh tụng đều có những bước phát triển đáng ghi nhận. Số lượng các doanh nghiệp cần, tư vấn của Luật sư ngày càng nhiều, các Luật sư hoạt động tư vấn doanh nghiệp, tư vấn đầu tư ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và ngày càng không thể thiếu trong các quan hệ kinh tế quốc tế.

Trong lĩnh vực tranh tụng, số các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính có sự tham gia của Luật sư ngày càng nhiều và rộng khắp trên cả nước. Không chỉ ở các thành phố lớn mà tại các tỉnh lực lượng Luật sư cũng ngày càng phát triển, tham gia đông đảo trong các vụ án góp phần bảo vệ công lý, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động tố tụng.

Những đóng góp của Luật sư Việt Nam không chỉ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân, được nhân dân tin yêu, quý trọng mà những đóng góp về kinh tế cũng rất đáng ngợi ca. Từ các hoạt động nghề nghiệp, từ các dịch vụ pháp lý mà giới Luật sư cũng đã đóng góp thuế thu nhập và các khoản chi phí, nghĩa vụ tài chính vào ngân sách nhà nước đáng kể, nâng cao vị thế và vai trò của Luật sư đối với xã hội.

Hoạt động nghề nghiệp Luật sư ngày càng mang lại nhiều giá trị cho xã hội, được xã hội ghi nhận. Trong bối cảnh hợp tác kinh tế quốc tế sâu rộng thì nhu cầu về Luật sư trong các hợp đồng, giao dịch, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng lớn. Bởi vậy, xu hướng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật cũng hướng đến mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị lực lượng Luật sư có chất lượng cho các quan hệ kinh tế, quốc tế. 

Các quy định của pháp luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động hành nghề Luật sư, đặc biệt là các bộ luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan. Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận khá nhiều “quyền” cho Luật sư trong các hoạt động hành chính, tư pháp, đảm bảo quyền hành nghề Luật sư. 

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660