- Khái niệm
Căn cứ Điều 8, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi chung là BLHS) đã quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Tại Điều 9, BLHS cũng quy định rõ, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại gồm:
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trong đó, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Ví dụ: tội “Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” (Điều 124); tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 125.
2. Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
“Tội phạm ít nghiêm trọng” và “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” không phải là một. Tuy “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cũng là trường hợp gây nguy hiểm không lớn cho xã hội nhưng không phụ thuộc vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy mà phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra.
Đến nay, chưa có hướng dẫn chính thức của các cơ quan tố tụng trung ương xác định thế nào là “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Thực tiễn xét xử, các tòa chủ yếu áp dụng tình tiết này đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Mặc nhiên bị cáo nào phạm tội lần đầu mà tội phạm đó là tội phạm ít nghiêm trọng thì được áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, việc áp dụng này không phù hợp về lý luận vì trong BLHS có một số tội không phải là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng nhà làm luật vẫn có quy định tình tiết “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”
Ví dụ như:
Tội gián điệp: Khoản 2 Điều 110 BLHS: “2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”
Hay tội phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội: Khoản 2 Điều 115 BLHS: “2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Tuy nhiên, có thể thấy, đối với các tội phạm này, tình tiết “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” đã là tình tiết định khung hình phạt rồi nên cũng không còn là tình tiết giảm nhẹ nữa.
Việc đánh giá một hành vi phạm tội có thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
[…] Trích nguồn: … […]
[…] Trích nguồn: … […]