Tại Ngoại là trường hợp không quản thúc ngoài xã hội mà không bị tạm giam khi bị điều tra về hành vi có dấu hiệu phạm tội. Vậy Tại ngoại là gì? Khi nào thì được tại ngoại?
1.Tại ngoại là gì?
Khi có quyết định khởi tố của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành tạm giam bị can để điều tra, tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội…
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có thể xem xét để không phải tạm giam. Theo đó, trường hợp bị khởi tố nhưng không bị tạm giam được gọi là tại ngoại.
Trong quá trình điều tra, dù được tại ngoại nhưng bị can, bị cáo vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập để phối hợp giải quyết vụ án.
2.Khi nào được tại ngoại?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp nào được tại ngoại. Vì vậy, bị can, bị cáo có thể được xem xét tại ngoại nếu không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sau đây gọi chung là BLTTHS), bị can, bị cáo có thể được tại ngoại khi thuộc một trong các trường hợp:
Thứ nhất, bị can, bị cáo thuộc trường hợp tạm giam theo quy định tại Điều 119 BLTTHS:
Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
Một là, đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
Hai là, không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
Ba là, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
Bốn là, tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội…
Bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Thứ hai, bị can, bị cáo là các đối tượng không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác:
Căn cứ Điều 119 BLTTHS: Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng.
Thứ ba, được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác thay thế tạm giam:
Bảo lĩnh: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh theo quy định tại Điều 121.
Đặt tiền để bảo đảm: Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 122.
Thứ tư, cấm đi khỏi nơi cư trú:
Căn cứ điều 123 BLTTHS: Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
Xem thêm:
Giải pháp chống oan sai;
Tội lừa dối khách hàng.