Án treo là việc mà người bị xử phạt tù tạm thời theo quy định được miễn chấp hành hình phạt tù nhưng có những điều kiện nhất định áp dụng. Án treo được xem xét đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, thì khi mà bị xử phạt tù không bị xử quá 03 năm, trong trường hợp đó có nhân thân bản thân tốt, có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, và việc áp dụng Án treo được đánh giá là vẫn có thể cải tạo được thì tòa án có thể cho hướng Án treo để có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp tòa án không tuyên cho người phạm tội được hưởng án treo ngay do nhiều lí do khác nhau (người phạm tội có đủ điều kiện để hưởng án treo) dẫn đến người phạm tội cần phải làm thủ tục để xin được hưởng án treo. Sau đây là các điều kiện và thủ tục xin hưởng án treo theo pháp luật Việt Nam.

Án treo là gì?

Theo Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP  ngày 15/05/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật hình sự 2015 về án treo:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”.

Quyết định hình phạt là một hoạt động trong quá trình áp dụng luật hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó. Quyết định hình phạt đúng có ý nghĩa đặc biệt đối với hiệu quả của hình phạt. Để có cơ sở pháp lí và định hướng cho việc quyết định hình phạt, luật hình sự có hệ thống các quy định liên quan đến vấn đề này, tạo thành chế định quyết định hình phạt, trong luật hình sự.

Theo quy định tại Điều 50 BLHS hiện hành thì:

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.”

Các trường hợp nào không cho hưởng án treo?

–  Nếu người phạm tội là chính là người chủ mưu trong vụ án, cầm đầu, chỉ huy những người khác, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn dối trá xảo quyệt, có tính chất rất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để nhằm mục đích trục lợi, cố ý gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong khi tiến hành hành vi phạm tội.

– Trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn khỏi nơi cư trú, rời khỏi địa phương trốn tránh cơ quan nhà nước khi thực hiện hành vi vi phạm và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

– Người đang được hưởng án treo căn cứ vào quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định mà phạm tội mới luôn trong thời gian đang thực hiện thử thách hoặc bị xét xử về một tội phạm khác mà thực hiện hành vi vi phạm trước khi được hưởng án treo.

-Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

– Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Xem thêm:

Án treo có được đi làm không?

Án treo là gì? Khi nào được hưởng?

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm

Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660