Cướp tài sản, được hiểu là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý
Tội cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc; nên không đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra trên thực tế; chỉ cần thực hiện 1 trong các hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm như: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác; làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; là đã cấu thành nên tội cướp tài sản và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm
Người phạm tội tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản; người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội; làm cho những người đó không thể kháng cự lại; để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể
Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên; không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).
Khách thể
– Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.
– Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân; thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất; tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….); để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong; nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động; nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản; thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay; (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).
* Hậu quả của tội phạm
– Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:
+) Người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản; thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội : Tội giết người và tội cướp tài sản
+) Nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản; nhưng chẳng may nạn nhân bị chết; thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản; với tình tiết làm chết người
+) Nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết người để tẩu thoát; thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả về tội giết người
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe; thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản; với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.
– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm, danh dự; mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm đoạt; thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng; với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
HÃY ĐỂ LUẬT CÔNG TÂM BẢO VỆ BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BẠN. LUẬT CÔNG TÂM NƠI GỬI TRỌN NIỀM TIN VÀO CÔNG LÝ
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.