Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt.

Nếu hòa giải thành, có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, không những hạn chế được sự phiền hà, tốn kém cho các bên đương sự mà còn giảm bớt được công việc đối với Tòa án, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ Nhân dân. Đồng thời, qua hòa giải, các đương sự sẽ hiểu thêm về pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Tại Điều 244 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải tại Tòa án.

2. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

c) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

3. Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

4. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án nhân dân gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Đối với địa bàn không thành lập đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì không thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này”.

ảnh minh họa

Như vậy, có thể thấy tranh chấp đất đai là loại hình tranh chấp đa dạng về tính chất và mục đích và có xu hướng ngày càng phức tạp. Nếu việc giải quyết tranh chấp không được giải quyết triệt để, dứt điểm, công bằng và khách quan, chúng có tác động và ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội, tới Nhà nước với vị thế là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. 

Nhận thấy sự tác động và ảnh hưởng đó, pháp luật đất đai qua các giai đoạn hình thành và phát triển đều coi trọng yếu tố hòa giải đất đai, coi đây là phương thức giải quyết có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, pháp luật đất đai và pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và luật hoà giải đối thoại của Toà án đều ghi nhận hòa giải là phương thức và là yêu cầu đối với cả trong tố tụng và ngoài tố tụng và coi đây là phương thức được ưu tiên đầu tiên trong tiến trình giải quyết các tranh chấp đất đai.

Tuy nhiên, bất cập chính ở đây là nếu trong trường hợp hòa giải thành tại cơ sở như UBND xã, phường mà các bên tham gia hòa giải không tự nguyện thực hiện thì chưa có cơ chế cưỡng chế giống như kết quả hòa giải thành tại Tòa án.

Bởi vậy, nếu hòa giải thành tại cơ sở thì cơ bản vẫn dựa trên tính tự nguyện của các bên. Nếu một trong hai bên không thực hiện thì vẫn phải đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm

Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, C
ầu Giấy, Hà Nội. Công

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660