
Theo quy định của pháp luật Việt nam, cụ thể là Bộ luật Dân sự 2015, việc người con dâu có công chăm sóc, nuôi dương bố, mẹ chồng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi giá trị di sản, nhưng quyền lợi cụ thể phụ thuộc vào việc có di chúc và yếu tố pháp lý khác.
Trường hợp có di chúc
Nếu bố mẹ chồng lập di chúc hợp pháp (theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015) và chỉ định người con dâu là người được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì người con dâu sẽ được hưởng di sản theo nội dung di chúc.
Điều kiện: Di chúc phải hợp pháp (người lập di chúc trong trạng thái minh mẫn, không bị ép buộc, có chữ ký/ điểm chỉ, công chứng/ chứng thực).
Trường hợp không có di chúc (thừa kế theo pháp luật)
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con dâu không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
Như vậy, pháp luật quy định không có di chúc thì người con dâu cũng không thuộc trường hợp được hưởng di sản, dù có công chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ chồng.
Công chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, tôn tạo di sản
Mặc dù pháp luật không quy định về công sức nuôi dương nhưng về công quản lý, tôn tạo di sản sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến quyền hưởng giá trị di sản, người con dâu vẫn có thể được hưởng giá trị di sản thông qua các cách sau:
Thỏa thuận với hàng thừa kế:
Về Chi phí nuôi dưỡng bố mẹ chồng
Thỏa thuận nên được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên và công chứng để tranh xảy ra tranh chấp về sau.
Công sức đóng góp vào tài sản:
Căn cứ khoản 2 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015:
“2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý”.
Trong quá trình quản lý di sản nếu người con dâu có đóng góp trực tiếp vào việc duy trì, phát triển tài sản của bố mẹ chồng (ví dụ: sửa nhà, tôn tạo công trình,…) người con dâu có thể yêu cầu giá trị tương ứng với công sức đóng góp trong quá trình quản lý di sản.
Điều kiện: Cần có bằng chứng rõ ràng (hóa đơn, giấy tờ,..) để chứng minh việc tôn tạo trong quá trình quản lý di sản.
Ngoài ra tại Án lệ số 05/2016/AL được Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ – CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Có thể thấy, tại Án lệ này Tòa án công nhận quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đóng góp công sức vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế. Bởi mục đích cuối cùng của đương sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với di sản ( đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp và vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế); Chính vì vậy trong Án lệ này Tòa án đã linh hoạt trong việc xác định yêu cầu của đương sự, và phải xem xét công sức đóng góp của người người quản lý về việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế.
Kết luận:
Người con dâu có công chăm sóc, nuôi dưỡng bố, mẹ chồng có thể được hưởng giá trị di sản thông qua:
Di chúc: Được hưởng theo di chúc hợp pháp của bố, mẹ chồng;
Thỏa thuận các hàng thừa kế: Được bồi thường giá trị tương ứng với phần đóng góp vào tài sản;
Tranh chấp: Được yêu cầu bồi thường dựa trên việc quản lý, tôn tạo di sản, chăm sóc người để lại di sản.
Tại sao bạn nên chọn Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, đẹp trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 – 0969545660 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0969545660) để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điện số hotline 0969545660).
Hotline: 0972810901 | 0969545660
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.