Tranh tụng của luật sư tại phiên tòa là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tiếp tục ghi nhận, nâng cao vai trò tranh tụng của luật sư tại phiên tòa. Để đảm bảo việc tranh tụng hiệu quả, thuyết phục được những người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho thân chủ, chúng tôi cho rằng luật sư cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án; nghiên cứu bản cáo trạng; nghiên cứu kết luận điều tra của cơ quan điều tra; nghiên cứu văn bản pháp luật liên quan tới vụ án; nghiên cứu văn bản tố tụng; nghiên cứu về tài liệu liên quan tới vụ án; nghiên cứu vấn đề giám định; các loại văn bản giấy tờ chứng cứ của bị can, bị cáo; nghiên cứu các tài liệu; nghiên cứu các lĩnh vực khoa học có tính chất gần, liên quan. Luật sư là người nắm rõ và tổng hợp được tất cả những vấn đề của vụ án, có sự đánh giá, phân tích khách quan đến từng chi tiết chứng cứ, tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai, minh chứng là cơ sở để lập luận bảo vệ cho thân chủ của mình tại phiên tòa.


Thứ hai, cần gặp gỡ trao đổi với bị can, bị cáo, đặt ra các câu hỏi để hướng bị can, bị cáo nhớ, tường thuật lại tình tiết xảy ra trong vụ án, trả lời một cách trung thực, khách quan; bên cạnh đó cũng cần phải có kiến thức, kinh nghiệm trong việc hỏi, lấy lời khai khi tham gia tiếp xúc gặp gỡ bị can, bị cáo; có kinh nghiệm sử dụng các thiết bị để lưu trữ các thông tin do bị can, bị cáo cung cấp.


Thứ ba, cần thu thập được các tài liệu chứng cứ liên quan tới vụ án, đặc biệt cần nắm bắt được những chứng cứ quan trọng nhằm gỡ tội hoặc giảm nhẹ tội cho thân chủ trên tinh thần tuân thủ pháp luật, không đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp của luật sư; có kinh nghiệm tổng hợp và chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa kỹ lưỡng như: Chuẩn bị những luận cứ quan trọng để bảo vệ cho thân chủ; chuẩn bị được câu hỏi, chiến thuật hỏi để tham gia quá trình tranh tụng; chuẩn bị các tài liệu liên quan tới vụ án; luật sư cũng cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt và kỹ năng hùng biện tranh tụng lôi cuốn, thuyết phục sự chú ý của người tiến hành tố tụng bằng các lập luật vững chắc, chứng cứ xác đáng nhằm làm có lợi cho thân chủ mà luật sư tham gia bảo vệ.


Thứ tư, trong quá trình tham dự phiên tòa luật sư phải có chiến thuật trong việc nêu câu hỏi và đặt câu hỏi hướng vào các tình tiết khách quan, chứng cứ có lợi cho thân chủ được bảo vệ. Luật sư phải thực sự linh hoạt, ứng biến trong các tình huống diễn biến tại phiên tòa; luật sư có chiến thuật vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức pháp lý vận dụng theo hướng có lợi nhất để bảo vệ cho thân chủ; có chiến thuật trong việc đưa ra các câu hỏi cho người làm chứng để họ cung cấp các thông tin một cách chính xác, khách quan, chất vấn những tình tiết trong vụ án có tính chất mâu thuẫn bất hợp lý vận dụng để bảo vệ cho thân chủ.

Thứ năm, luật sư cần phải được đào tạo kỹ càng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tranh tụng. Nhà nước có chính sách hợp lý, đãi ngộ chú trọng công tác đào tạo luật sư giỏi, để làm thay đổi nhận thức hiện nay đối với giới luật sư. Kiến tạo được cán cân công bằng giữa luật sư phải thực sự bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, có như vậy mới khách quan, công bằng, tránh được những vụ án oan sai như báo chí đưa ra trong thời gian gần đây.

Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660