
Liên quan đến các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền. Các vụ việc này thường chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật hành chính phức tạp, liên quan đến quyền lực nhà nước, trình tự, thủ tục hành chính, thẩm quyền của các cơ quan,… Đây là lĩnh vực pháp luật chuyên sâu mà cần phải người có hiểu biết, kiến thức pháp lý để có thể hiểu, nắm vững các vấn đề này. Theo đó, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp rất quan trọng, có thể giúp đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời đưa ra các phương án xử lý tốt nhất cho đương sự. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính.
Các đối tượng có thể làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Căn cứ khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015, những người sau đây có thể tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- Luật sư tham gia tố tụng:
Luật sư là người có chứng chỉ hành nghề luật sư và tham gia tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Họ có chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về pháp luật và có quyền đại diện hoặc hỗ trợ đương sự trong quá trình tố tụng.
- Trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý:
Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp viên pháp lý là những người được nhà nước cấp phép để hỗ trợ pháp lý miễn phí cho những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn…
- Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo luật định:
Ngoài các đối tượng trên, Luật Tố tụng hành chính 2015 còn cho phép công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Căn cứ khoản 6 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau:
– Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
– Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
– Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
– Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
– Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
– Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Tư pháp có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Chủ tịch UBND tỉnh không?
Theo tiểu mục 1 Mục 5 Văn bản số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 7/4/2017, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về vấn đề này như sau:
Điểm c khoản 2 Điều 61 Luật tố tụng hành chính quy định:
“2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
…c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an”.
Theo quy định nêu trên thì Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp được tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Dựa theo hướng dẫn trên, để được bổ nhiệm vào các chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, người được bổ nhiệm các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phải có lý lịch trong sạch mới có thể quản lý, thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả và đúng pháp luật.
Mặt khác, Giám đốc Sở Tư pháp cũng không thuộc trường hợp không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật.
Do đó, Giám đốc Sở Tư pháp vẫn đáp ứng đủ các điều kiện theo điểm c khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015 và được phép tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Kết luận
Trong các vụ án hành chính, đương sự có thể tự bảo vệ mình hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng hành chính có nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đều phải đáp ứng các điều kiện nhất định để đảm bảo khả năng bảo vệ quyền lợi của đương sự một cách hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm người bảo vệ quyền lợi, hãy liên hệ ngay với Luật Công Tâm để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp!
Tại sao bạn nên chọn Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, đẹp trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 – 0969545660 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0969545660) để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điện số hotline 0969545660).
Hotline: 0972810901 | 0969545660
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.