
Trong quá trình thực hiện chức năng chứng thực, cán bộ Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ, văn bản. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra sai sót, dẫn đến việc chứng thực sai thông tin, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vậy khi cán bộ UBND xã chứng thực sai thông tin thì sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định pháp luật? Luật Công Tâm sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Căn cứ tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 giải thích về các từ ngữ như sau:
“1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Như vậy, đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước mà quyết định, hành vi đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể mà quyết định, hành vi đó hướng tới.
Các loại chứng thực hiện hành
Căn cứ khoản 2,3,4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
- “Chứng thực bản sao từ bản chính”: căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
- “Chứng thực chữ ký”: chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
- “Chứng thực hợp đồng, giao dịch”: chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Thẩm Quyền và trách nhiệm Chứng Thực Của UBND Cấp Xã
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 07/2025/NĐ-CP, UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ sau:
– Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
– Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
– Chứng thực di chúc;
– Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
– Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cán bộ UBND xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có bị khởi kiện trong vụ án hành chính không?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 3 Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau:
“1. Việc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã có thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
Theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16-02-2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính, về tính xác thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản, về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, về nội dung của hợp đồng, giao dịch. Do đó, đây là hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nếu hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.”
Theo hướng dẫn trên, khi thực hiện về việc chứng thực, người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về:
– Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính, về tính xác thực chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản, về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch;
– Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, về nội dung của hợp đồng, giao dịch.
Do đó, nếu hành vi chứng thực bản sao từ bản chính làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hành vi trên là hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Nói cách khác, cán bộ Ủy ban nhân dân xã có hành vi chứng thực sai thông tin thì có thể bị khởi kiện trong vụ án hành chính.
Kết luận
Từ những phân tích trên, nếu bạn phát hiện ra sai phạm của cán bộ nào liên quan đến hoạt động chứng thực tại UBND cấp xã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có quyền khởi kiện vụ hành chính đối với cán bộ thực hiện hành vi sai phạm đó.
Ngoài ra, hãy nhanh chóng liên hệ với luật sư có chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý kịp thời, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất.
Tại sao bạn nên chọn Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, đẹp trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 – 0969545660 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0969545660) để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điện số hotline 0969545660).
Hotline: 0972810901 | 0969545660
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.