
Khi nhắc đến việc để lại tài sản cho “người dưng”, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là điều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền thừa kế tài sản không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn có thể dành cho bất kỳ ai, kể cả người không có quan hệ huyết thống. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về quyề thừa kế tài sản theo pháp luật Việt Nam.
Quyền định đoạt tài sản theo di chúc
Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế:
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Như vậy, khi lập di chúc, một cá nhân có toàn quyền quyết định ai sẽ được hưởng tài sản của mình, không có bất kỳ hạn chế nào ngăn cản việc để lại tài sản cho một người không có quan hệ huyết thống.
Điều kiện để di chúc hợp pháp
Tuy nhiên, để di chúc có giá trị pháp lý, nó phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
2. Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Hình thức di chúc phải đúng quy định của pháp luật (bằng văn bản hoặc miệng trong trường hợp đặc biệt).
Nếu di chúc không hợp pháp, phần tài sản trong di chúc có thể bị chia theo pháp luật thay vì theo ý nguyện của người để lại di sản.
Trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Dù người lập di chúc có quyền quyết định ai sẽ hưởng di sản của mình, nhưng theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, một số người thừa kế đặc biệt vẫn có quyền hưởng di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bao gồm:
– Con chưa thành niên;
– Cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Những người này sẽ được hưởng một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi di chúc không đề cập đến họ, họ vẫn có quyền được hưởng phần di sản theo quy định.
Người ngoài không phải là người thân ruột thịt có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, việc thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được chia theo ba hàng thừa kế:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo quy định trên, “người dưng” không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào. Do đó, nếu không có di chúc hợp pháp chỉ định rõ người này là người thừa kế, họ sẽ không có quyền hưởng di sản.
Nếu không có người thừa kế, tài sản sẽ thuộc về ai?
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, hoặc có nhưng họ không được quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản, thì tài sản còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ thuộc về Nhà nước.
Điều này có nghĩa là, nếu một người qua đời mà không có di chúc hợp pháp và không có người thừa kế hợp pháp, tài sản của họ sẽ không thuộc về bất kỳ cá nhân nào mà sẽ chuyển thành tài sản công do Nhà nước quản lý.
Kết luận
Tóm lại, một người hoàn toàn có thể để lại tài sản của mình cho người không phải người thân của mình thông qua di chúc, miễn là di chúc đó hợp pháp. Tuy nhiên, nếu di sản được chia theo pháp luật thì chỉ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định mới có quyền hưởng thừa kế. Nếu không có ai thuộc diện thừa kế, tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Do đó, nếu muốn tài sản của mình được trao cho người không có quan hệ huyết thống, điều quan trọng nhất là lập di chúc hợp pháp, rõ ràng để tránh tranh chấp và đảm bảo quyền lợi cho người được chỉ định thừa kế.
Tại sao bạn nên chọn Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm.
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, đẹp trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 – 0969545660 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0969545660) để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điện số hotline 0969545660).
Hotline: 0972810901 | 0969545660
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.