Quá trình thực hiện các Cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng Thông tư liên tịch số 17/2007 ngày 24/12/2007 của Bộ công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành đối với các tội phạm về ma túy (gọi tắt là TTLT số 17), cho đến nay 1 số nội dung của TTLT số 17 vẫn còn phù hợp với BLHS 2017.
Luật sư Nguyễn Hồng Tâm – Đoàn Luật sư thành phố Hà nội phân tích: Đối với tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 BLHS 2017 có khung hình phạt tư 2 đến 7 năm tù và Hướng dẫn tại mục 3.3- TTLT số 17 quy định:
“3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy”.
Thực tiễn xảy ra vướng mắc chủ yếu ở dạng: Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác. Cơ quan điều tra khai thác được động cơ, mục đích của bị can, qua lời khai của người có ma túy ( yếu tố lỗi nằm trong mặt chủ quan của người phạm tội)
Về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, Điều 249 BLHS năm 2017 quy định: Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy để phân biệt giữa tội mua bán trái phép chất chất ma túy và tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp cụ thể này, đó là động cơ mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh người tàng trữ trái phép chất ma túy có nhằm mục đích bán hay không để định tội danh. Các tài liệu chứng minh về mục đích như: Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nhân chứng, vật chứng… thuận lợi nhất chính là lời khai của bị can và đồng phạm. Khi có nhiều nguồn chứng cứ thì việc đánh giá mục đích tội phạm là dễ dàng và chính xác. Tuy nhiên mục đích tàng trữ chỉ có duy nhất lời thừa nhận của người tàng trữ trái phép chất ma túy khai, thì khó khăn trong việc đánh giá động cơ, mục đích của bị can, bị cáo, bởi nó phụ thuộc vào ý chí của người thực thi pháp luật và chính bản thân người tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hãy liên hệ với Luật Công Tâm để được tư vấn chi tiết.
Thông tin liên hệ: Luật Công Tâm
Email : luatsuluatcongtam@gmail.com Website: luatcongtam.com.vn https://www.youtube.com/channel/UCkEnuxL_V_oaCpAde-Eco7A?view_as=subscriber
Hotline : 097.281.0901 – 0387003455