Khi xảy ra oan, sai, người ta thường đổ lỗi cho nguyên nhân chủ quan, khách quan và không cố ý gây oan, sai, nhằm giảm nhẹ trách nhiệm của những người thực thi công vụ.
Vẫn biết pháp luật vẫn còn khoảng trống, nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra oan, sai.
Khi các vụ trọng án xảy ra, việc nhanh chóng tìm ra thủ phạm là yêu cầu bắt buộc, vừa yên dân, vừa bảo đảm pháp luật không có vùng cấm cho tội phạm. Tuy nhiên, phá án nhanh, nhưng không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, là việc vô cùng khó, nếu những người tiến hành tố tụng không giỏi nghề và không vượt qua được sự cám dỗ…
Việc bị can, bị cáo kêu oan là chuyện bình thường ở nhiều vụ án, vấn đề là khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải “soi” lại chứng cứ buộc tội đã bảo đảm sự thật khách quan và chuẩn mực pháp lý hay chưa, cùng với đó là việc lắng nghe những phản biện của luật sư, chuyên gia pháp lý, báo chí…
Giải pháp chống oan, sai thì đã có nhiều, từ việc hoàn thiện luật pháp đến nâng cao trình độ, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, vấn đề còn lại là những hành động cụ thể để hạn chế mức thấp nhất oan, sai, bảo đảm mọi người dân được sống vì sự an toàn pháp luật.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.