Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng trong giải quyết vụ án dân sự là hoạt động của Tòa án trong việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự thông qua lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm nghiên cứu, đánh giá, sử dụng khi giải quyết vụ việc.
1. Khái niệm lấy lời khai của đương sự, người làm chứng trong giải quyết vụ án dân sự.
Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng trong giải quyết vụ án dân sự là hoạt động của Tòa án trong việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự thông qua lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm nghiên cứu, đánh giá, sử dụng khi giải quyết vụ việc.
2. Đặc điểm của biện pháp Tòa án lấy lời khai của đương sự, người làm chứng.
Thứ nhất, đây là một biện pháp nhằm thu thập chứng cứ của Tòa án, do đó nó mang tính quyền lực Nhà nước.
Thứ hai, biện pháp này được thực hiện sau khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự và chủ yếu do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự tiến hành (tại phiên tòa sơ thẩm là Hội đồng xét xử).
Thứ ba, đây là hoạt động hỗ trợ của Tòa án cho việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự.
Thứ tư, biện pháp lấy lời khai của đương sự, người làm chứng phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
3. Căn cứ lấy lời khai của đương sự và người làm chứng.
Đối với đương sự.
Theo điều 98 BLTTDS có quy định: “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng”. Như vậy, có thể thấy biện pháp Tòa án lấy lời khai của đương sự sẽ được áp dụng trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất là khi đương sự chưa có bản khai, tức là trong hồ sơ vụ việc không có bản tự khai của đương sự.
Trường hợp thứ hai là khi nội dung bản khai của đương sự chưa đầy đủ. Nếu xem xét, đánh giá thấy bản tự khai của đương sự chưa đầy đủ, chưa rõ ràng thì có thể áp dụng biện pháp này.
Đối với người làm chứng.
BLTTDS hiện hành có quy định về căn cứ lấy lời khai của người làm chứng tại khoản 1 điều 99 BLTTDS như sau: “Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án.”. Theo đó, việc lấy lời khai của người làm chứng phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự hoặc tính chất của từng vụ việc nhất định.
4. Thủ tục lấy lời khai của đương sự và người làm chứng.
Tiếp thu những tiến bộ của BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 vẫn quy định: “Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình”. Các đương sự phải tự mình viết bản khai và ký tên của mình vào bản tự khai, chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung bản khai. Đối với rường hợp đương sự không tự viết được thì Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc dân sự sẽ phải chịu trách nhiệm lấy lời khai của đương sự.
Trong quá trình lấy lời khai của đương sự, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các thẩm phán có thể để đương sự tự viết bản khai hoặc trực tiếp lấy lời khai của đương sự. Việc Ịấỵ lời khai của các đương sự sẽ tập trung vào những tình tiết của vụ việc dân sự mà đương sự khai chưa rõ ràng, đầy đủ.
Trong trường hợp lấy lời khai dưới hình thức biên bản thì theo khoản 2 Điều 98 BLTTDS có quy định: “Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.”
Bên cạnh đó, thủ tục lấy lời khai của người làm chứng cũng được tiến hành như thủ tục lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai sẽ được thực hiện bởi Thẩm phán, có thể tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án. Trên thực tế, quá trình giải quyết vụ việc dân sự không phải lúc nào hoạt động lấy lời khai cũng được thực hiện tại trụ sở Tòa án mà có thể thực hiện ngoài trụ sở Tòa án trong những trường hợp cần thiết. Khi đó, pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu biên bản ghi lời khai cần phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản. Hoạt động xác nhận đó nhằm đề cao trách nhiệm, độ chính xác, tin cậy của biên bản lấy lời khai.
5. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của chủ thể được lấy lời khai.
Đối với đương sự:
Việc lấy lời khai của đương sự là người chưa đủ 15 tuổi hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.
Đối với người làm chứng:
Khoản 3 Điều 99 BLTTDS có quy định: Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
6. Đối chất.
Theo khoản 1 Điều 100 BLTTDS: “Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.” Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc để từng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự.
Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
Hotline: 097.281.0901 – 038.700.3455
Youtube: Luật Công Tâm Website: Luật Công Tâm Email: luatsuluatcongtam@gmail.comĐịa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.