Vì có nhiều điểm tương đồng nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa phạm tội có tổ chức và đồng phạm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hệ thống lại về khái niệm phạm tội có tổ chức là gì, thế nào là đồng phạm, phân biệt phạm tội có tổ chức và đồng phạm.
Phạm tội có tổ chức là gì?
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây goi chung là BLHS): “2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Sự câu kết chặt chẽ ở đây thể hiện qua việc nhiều người cố ý cùng bàn bạc, vạch ra kế hoạch, có sự phân công nhiệm vụ giữa các thành viên, có người chỉ huy cầm đầu để thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết, bàn bạc của những người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, sự phân công nhiệm vụ, vai trò của những người đồng phạm. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác với những đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.
Theo Bộ luật Hình sự, phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây cũng là tình tiết định khung hình phạt đối với một số tội như Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Thế nào là đồng phạm
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Hiện nay, đồng phạm được phân thành 4 trường hợp sau:
+ Người tổ chức: Đồng phạm trong vai trò là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội;
+ Người thực hành: Đồng phạm trong vai trò là người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;
+ Người xúi giục: Đồng phạm trong vai trò là người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội mà không có hành vi xúi giục này chưa chắc hoặc có thể hành vi phạm tội chưa xảy ra luôn và ngay hoặc không diễn ra sớm hơn.
+ Người giúp sức: Đồng phạm trong vai trò người giúp sức là việc tạo các điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội.
Phân biệt phạm tội có tổ chức và đồng phạm
Ngoài sự khác nhau cơ bản về khái niệm, phạm tội có tổ chức và đồng phạm còn có sự khác nhau về chủ thể tham gia. Cụ thể như sau:
Chủ thể tham gia vào phạm tội có tổ chức hình thành từ nhiều cá nhân, mỗi cá nhân trong tổ chức này đảm nhiệm một vai trò khác nhau, có nhiệm vụ yểm trợ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện và cơ hội về mặt không gian, thời gian, chuẩn bị phương thức và công cụ thực hiện hành vi phạm pháp,…với mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, những người tham gia đã có sự thống nhất với nhau từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc, đến cả khi tính toán phương án để lẩn tránh pháp luật
Trong khi đó, đối với đồng phạm, trách nhiệm của người có vai trò tổ chức lúc nào cũng cao hơn, có quyền điều khiển hành vi của những người đồng phạm khác
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí
Trên đây, chũng tôi đã hệ thống lại về khái niệm phạm tội có tổ chức là gì, thế nào là đồng phạm, phân biệt phạm tội có tổ chức và đồng phạm. Nếu còn những thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần tư vấn về những vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với chúng tôi để được Luật sư hỗ trợ.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
[…] Nguồn bài viết: … […]
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?