Mục đích của việc buộc người phạm tội phải thi hành hình phạt thể hiện việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như mục đích răn đe, giáo dục, cải tạo người phạm tội hoàn lương, án treo là một trong các biện pháp tác động mà Nhà nước đã sử dụng để tác động đến người phạm tội.

Chế định án treo là một biểu hiện rõ nét của sự kết hợp hài hòa giữa phương châm trừng trị với khoan hồng, đồng thời cũng thể hiện sự tham gia của nhân dân vào việc giám sát người phạm tội tự giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.

Án treo là một chế định hình sự ra đời từ khá sớm, quy định về chế định án treo của mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhìn chung, hệ thống án treo trong pháp luật hình sự các nước vẫn là một biện pháp khoan hồng, nhân đạo trong quá trình xử lý tội phạm.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 65, Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho người phạm tội được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự”.

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP TANDTC ngày 15/5/2018 hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự liên quan đến án treo.

Theo đó, ngoài điều kiện đầu tiên là người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS).

Nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định của Bộ luật Hình sự được hướng dẫn là phải có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên và không có tình tiết tăng nặng TNHS, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1, Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1, Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, người phạm tội phải có nhân thân tốt, có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) rõ ràng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục thì mới có thể được Tòa án xem xét áp dụng án treo.

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@
gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

One thought on “Ý nghĩa của án treo”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660