Luật pháp cho phép luật sư được tham gia bào chữa trong vụ án Hình sự ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và nghi can trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này cơ quan điều tra thường không cho phép nghi can tiếp xúc với người thân.
Quyền hạn của Luật sư trong vụ án hình sự
Đối với vụ án hình sự, Luật sư có quyền tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự. Trong đó, Luật sư bào chữa được xác định là người giữ vị trí trọng yếu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 người bào chữa trong vụ án hình sự có các quyền sau đây:
– Gặp, hỏi người bị buộc tội;
– Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
– Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
– Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
– Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
– Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Có thể nói, quyền bào chữa của Luật sư trong vụ án hình sự là một chế định quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển và hoàn thiện của hệ thống pháp pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quyền bào chữa trong hoạt động tố tụng, hệ thống pháp luật nước ta đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới và mở rộng chế định này, tạo điều kiện cho Luật sư ngày càng phát huy được năng lực, vai trò của mình trong quá trình hành nghề, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
Vì sao cần phải nhờ Luật sư bào chữa trong vụ án Hình sự?
Để trở thành người bào chữa cho người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) trong một vụ án, Luật sư phải được Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Hồ sơ đăng ký bào chữa của Luật sư bao gồm: Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.
Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 (chỉ định người bào chữa), Luật sư xuất trình thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử Luật sư của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn Luật sư đối với Luật sư hành nghề là cá nhân.
Trong mô hình tố tụng tranh tụng, vai trò của Luật sư hết sức quan trọng và không thể thiếu. Họ không tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò hỗ trợ, bổ sung mà là một trong những chủ thể chính tiến hành tố tụng. Luật sư là chủ thể bình đẳng, cùng với công tố viên sẽ cùng tham gia giải quyết để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Chính vì vậy, yếu tố công bằng, bình đẳng, dân chủ cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo được đảm bảo rất cao.
Mặc dù không phải là người có quyền quyết định trong vụ án, nhưng Luật sư bào chữa lại là người có vai trò rất lớn trong việc thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn đưa ra quyết định. Để thực hiện hoạt động bào chữa, Luật sư phải tiến hành thu thập các chứng cứ quan trọng, thuyết phục nhất, phát triển các bằng chứng đó để xuất trình và tranh luận trước Tòa án.
Luật sư phải có lý lẽ sắc bén, dự liệu trước được những tình huống sẽ diễn ra trong phiên tòa để chuẩn bị những lập luận có lợi nhất cho thân chủ của mình. Hoạt động bào chữa của Luật sư được thực hiện độc lập, công khai và được các cơ quan tố tụng tạo điều kiện tốt nhất.
Luật sư bào chữa cần được xem là người tham gia vào mắt xích chung gồm thẩm phán và kiểm sát viên. Tất cả họ cùng tham gia vào sự nghiệp công lý chung, có trách nhiệm hoặc được khuyến khích hợp tác với nhau trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để giúp cho Tòa án giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác và đúng pháp luật.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động bào chữa cho thân chủ, Luật sư cũng không được bỏ qua lợi ích của xã hội và tính đến ảnh hưởng mà công việc bào chữa có thể tác động đến những người tham dự phiên Tòa. Nói cách khác, Luật sư tham dự phiên Tòa không chỉ để bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật mà còn có nhiệm vụ bảo vệ trật tự pháp luật, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đây là hai nhiệm vụ cùng tồn tại song hành và có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo thì phải tôn trọng sự thật và tuân thủ pháp chế. Ngược lại, muốn góp phần vào việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội thì phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.
Luật sư khi tham gia bào chữa trong một vụ án với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị cáo đưa ra những lý lẽ, lập luận, chứng cứ hợp pháp chứng minh những yếu tố gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của vụ án, người bào chữa sẽ phát huy vai trò riêng biệt.
Luật sư Công ty Luật Tâm tham gia bào chữa trong vụ án Hình sự
Luật sư tham gia bào chữa bảo vệ, giúp đỡ việc thu thập các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, nhân chứng để chứng minh người đó không có tội hoặc giúp người đó bào chữa về hành vi mà mình đã thực hiện. Cụ thể, vai trò bào chữa của Luật sư thể hiện qua những vấn đề sau:
– Luật sư đưa những chứng cứ, tài liệu, đồ vật ra ngoài ánh sáng và ra pháp luật, cùng với đó bằng những kinh nghiệm từng trải trong nghề, Luật sư sẽ yêu cầu, kiểm tra, đánh giá và trình bày những ý kiến về các chứng cứ và tài liệu của người đi tố giác hoặc người báo tin giao nộp cho công an.
– Trước khi lấy lời khai Luật sư sẽ trao đổi, gặp gỡ người bị tố giác để xem xét tình hình và hướng dẫn người bị tố giác lấy lời khai sao cho phù hợp nhất, thậm chí Luật sư có thể có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, tạm giam khi có sự đồng ý của điều tra viên hoặc kiểm sát viên và sau mỗi lần lấy lời khai thì Luật sư có thể hỏi qua ngưuoif bị bắt, người bị tạm giữ, bị can xem họ khai những vấn đề như thế nào;
– Luật sư sẽ có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người bị tố giác. Ở giai đoạn đói chất, Luật sư có thể sử dụng các biện pháp;
Ngoài ra, Luật sư còn được sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; khi đã nhận là người bảo vệ, bài chữa rồi thì Luật sư không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa trừ khi có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
Điều tối thiểu nhất khi tham gia bào chữa bảo vệ cho người bị buộc tội của Luật sư là sự tôn trọng sự thật, tuyệt đối không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
Với những quyền trên của Luật sư có thể giúp được người bị tố giác, người bị giam, bị giữ…. ổn định được tâm lý, tinh thần cũng như giúp họ biết được quyền và lợi ích hợp pháp của họ đến đâu.
Với nhiều năm trong nghề và tham gia bào chữa, bảo vệ cho nhiều khách hàng liên quan đến các vụ án hình sự thì Luật Công Tâm có thể hỗ trợ khách hàng trong việc bào chữa, bảo vệ cho khách hàng sao cho đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tránh bị oai sai.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
0cb33h
ikwo97