Phòng, chống oan sai là một chủ trương quan trọng, nhất quán của Đảng ta đặt ra cho công tác tư pháp. Yêu cầu phòng, chống oan sai luôn đặt ra đồng thời với yêu cầu chống để lọt tội phạm.
Phòng chống oan sai như thế nào?
Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người; đồng thời, là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa”; coi việc “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử… nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là vẫn còn xảy ra một số vụ án oan, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp.
Có thể kể ra đây một số vụ án oan, như: Vụ Nhiên – Tỏ ở tỉnh Hậu Giang, vụ Nguyễn Sỹ Lý ở tỉnh Nghệ An… và gần đây là vụ án Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, còn một số vụ án mặc dù đã xét xử, bản án đã có hiệu lực nhưng người bị kết án đang có nhiều đơn thư khiếu nại, kêu oan và đã bị kháng nghị yêu cầu hủy án, điều tra lại.
Xem thêm:
– Người được miễn trách nhiệm hình sự
– Đừng ngồi tù oan dù chỉ một ngày
Để sảy ra oan sai thì nguyên nhân ở đâu?
Việc người vô tội bị oan phải được nhìn nhận là một hiện tượng xã hội – pháp lý, do đó để xảy ra việc người vô tội bị oan đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ quan, cần xem xét ở góc độ người tiến hành tố tụng và bản thân người bị oan cũng như người tham gia tố tụng khác.
Trong mối quan hệ với nhau, dù cân, đong, đo, đếm như thế nào thì nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân trực tiếp, quyết định tới việc để làm oan người vô tội.
Việc “làm oan người vô tội” xét trên phương diện quy định của pháp luật, chúng tôi cho rằng cần tăng cường hơn nữa vai trò của người bào chữa ngay từ những giai đoạn đầu, những thủ tục tố tụng đầu tiên.
Trong cơ chế pháp luật hiện hành, việc điều tra tội phạm được kiểm sát bởi cơ quan Viện kiểm sát. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của người bào chữa. Theo lôgíc thông thường, bất cứ hoạt động tố tụng nào mà có sự tham gia của nhiều “bên” với chức năng giám sát lẫn nhau sẽ có khả năng mang tính khách quan cao hơn.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
[…] áp dụng theo thủ tục chung tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự.Xem thêm:Giải pháp chống oan sai;Tội lừa dối khách […]
[…] Xem thêm:Giải pháp chống oan sai;Tội lừa dối khách hàng. […]
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.