Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội cũng phát triển không ngừng. Các mối quan hệ xã hội vì thế cũng ngày càng phức tạp. Những sai lầm, vướng mắc pháp lý cũng từ đó mà phát sinh nhiều hơn. Các sai phạm không chỉ gói gọn ở một lĩnh vực nào mà hầu hết các lĩnh vực đều có sai phạm.
Và rồi trong cơn khốn khó khi vướng phải sai phạm pháp luật, đứng trước viễn cảnh lao lý, người đồng hành và trợ giúp cả về tinh thần cũng như pháp lý là những vị thầy cãi. Nghề luật sư, đặc biệt là luật sư tranh tụng vì thế đang có nhiều cơ hội phát triển.
Khi nói đến luật sư tranh tụng, mọi người vẫn hay hình dung đến hình ảnh vị “Thầy cãi” đang đứng trước tòa, hết sức tập trung, “đỏ mặt tía tai”, hùng hồn thao thao bất tuyệt, cố gắng tranh giành phần thắng… Quả thật không sai!
Bởi lẽ khi tranh cãi, luật sư tranh tụng đã phải vận dụng tất cả khả năng trình bày, kỹ năng, kiến thức pháp lý của mình để bảo vệ thân chủ. Do vậy đôi khi sự bùng phát cảm xúc cũng là điều dễ hiểu.
Luật sư tranh tụng giỏi là ai?
Luật sư tranh tụng hay còn gọi nôm na theo cách xưa hơn là thầy cãi, được hiểu là các luật sư đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại tòa án, trọng tài, nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trước cơ quan tố tụng có thẩm quyền.
Là người sẽ tham gia vào quá trình tranh tụng bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện quyền khởi kiện, quá trình giải quyết vụ án và kết thúc khi có bản án hay quyết định có hiệu lực của tòa án hoặc trọng tài.
Hiện nay, phạm vi hành nghề của luật sư tranh tụng đã được mở rộng hơn, không chỉ gói gọn ở việc hỗ trợ khách hàng trong các vụ kiện tại cơ quan xét xử, luật sư tranh tụng còn thông qua biện pháp thương lượng và đàm phán, giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án với bên có lợi ích đối lập.
Để được nhìn nhận là một luật sư tranh tụng giỏi trước hết phải là một luật sư giỏi, phải có nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc, có kiến thức chuyên môn sâu về một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Vũ khí sắc nhọn của một luật sư tranh tụng giỏi chính là kiến thức chuyên môn sâu.
Dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, luật sư có thể dễ dàng nhận ra được đâu là bất lợi và lợi thế cho vụ việc mình đang giải quyết, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tranh tụng.
Mỗi luật sư tranh tụng dựa trên những chứng cứ khách quan và quy định của pháp luật, sẽ có cách riêng, hoặc mềm mỏng hoặc cứng rắn sẽ thể hiện lập luận, quan điểm của mình thuyết phục những người có thẩm quyền ra quyết định có lợi nhất đối với thân chủ.
Theo đặc thù của công việc, nếu kiến thức pháp lý là thứ vũ khí sắc nhọn, thì luật sư tranh tụng giỏi phải biết dùng kỹ năng của mình để sử dụng tốt nhất vũ khí sắc nhọn đấy. Kỹ năng của luật sư tranh tụng cần được rèn luyện qua thời gian.
Những kỹ năng không thể thiếu của một luật sư tranh tụng giỏi
Để thành công đối với nghề luật sư tranh tụng, các yếu tố kỹ năng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, có thể nói đây là yếu tố quyết định nhất. Việc có được các kỹ năng cũng như việc hoàn thiện các kỹ năng, đòi hỏi các luật sư tranh tụng cần có một quá trình làm việc, rèn luyện và đúc kết qua nhiều năm. Các kỹ năng không thể thiếu của một luật sư tranh tụng giỏi sẽ là:
Sự am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực. Việc am hiểu nhiều lĩnh vực là một yêu cầu tất yếu của xã hội ngày nay. Yêu cầu này càng bắt buộc hơn đối với luật sư tranh tụng.
Ngoài việc phải nắm vững các kiến thức pháp lý chuyên môn, luật sư tranh tụng giỏi cần có các kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Do vấn đề mà khách hàng mắc phải có thể thuộc nhiều lĩnh vực. Luật sư tranh tụng sẽ thông qua sự tư vấn có tính chuyên môn cao và sự am hiểu các lĩnh vực của mình để có thể giải thích quy định pháp lý dưới góc nhìn của khách hàng cho khách hàng hiểu.
Và bằng sự hiểu biết thì khi trình bày lập luận của mình trước các cơ quan xét xử, việc bảo vệ khách hàng trong các vụ án sẽ đạt được hiệu quả và tính thuyết phục cao hơn.
Không những vậy, việc bổ sung các kiến thức bổ trợ giúp cho luật sư tranh tụng có thể hiểu rõ đặc điểm nghề nghiệp của khách hàng, ngôn ngữ chuyên ngành, đặc điểm của ngành nghề đó, qua đó giúp luật sư tranh tụng có được góc nhìn toàn diện, cụ thể và chi tiết về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Từ đó đưa ra được các phương án giải quyết hiệu quả cho khách hàng, cũng như chỉ ra được các rủi ro mà khách hàng sẽ gặp phải, tránh tình trạng tư vấn mang tính lý thuyết mà không có tính khả thi.
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ và phân tích sâu sắc vấn đề.
Nói đến luật sư tranh tụng giỏi chắc chắn phải có kỹ năng nghiên cứu và phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Đây là phần quan trọng nhất nếu muốn bảo vệ khách hàng. Không thể nào nghiên cứu vấn đề sơ xài mà có được kết quả như ý. Luật sư cần có khả năng kiên nhẫn đọc một khối lượng lớn thông tin, tiếp thu các sự kiện và số liệu.
Từ đó phân tích, tư duy logic, nhìn nhận đa chiều các thông tin để kết luận bản chất vụ việc, tìm ra nguyên nhân, điểm trọng yếu của vụ kiện. Sự tư duy này luôn trên cơ sở của sự logic chứ không để suy nghĩ cảm tính chen vào được.
Bằng kiến thức về tâm lý con người, tâm lý tội phạm, kỹ năng nghề nghiệp, luật sư tranh tụng sẽ dễ dàng tìm được nguyên nhân của hành vi phạm tội.
Khả năng tranh luận sắc bén tại phiên tòa.
Tranh luận là việc đưa ra hàng loạt lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục để khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề đang được bàn luận. Đây là kỹ năng tối quan trọng mà người luật sư tranh tụng giỏi bắt buộc phải có. Khi tham gia tranh tụng tại Tòa án, luật sư không những phải chuẩn bị nội dung trình bày của mình mà còn phải dự trù các tình huống có thể phát sinh từ sự phản biện của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác.
Luật sư cần tận dụng triệt để những mâu thuẫn hoặc những tình tiết có lợi trong vụ án để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Bên cạnh đó, để phần tranh luận đạt hiểu quả cao, luật sư phải biết cách lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng và cô đọng, xúc tích.
Trong quá trình tranh luận, luật sư lưu ý không nên thể hiện thái độ hay dùng ngôn từ đả kích, xúc phạm đồng nghiệp và các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như những người tham gia tố tụng khác để tránh vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng trong vụ việc.
Xem thêm tại: Vai trò luật sư tại giai đoạn điều tra
Khả năng trình bày các nội dung quan trọng rõ ràng, chính xác.
Luật sư tranh tụng giỏi phải biết diễn đạt tốt để những người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, hiểu rõ và chính xác ý kiến, quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật sư nên nói rõ ràng, dùng từ chính xác, dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin.
Ngoài ra, luật sư tranh tụng giỏi phải sở hữu thêm khả năng viết lách sắc sảo, tinh tế, bởi không chỉ nói để tranh luận mà luật sư cũng cần thường xuyên phải trình bày ý kiến bằng văn bản để bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ, suy xét nhằm giải quyết vụ việc.
Luật sư cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm mà mình muốn đề cập. Đưa ra các căn cứ, lập luận chặt chẽ cùng các quy định pháp luật phù hợp để bảo vệ luận cứ của mình.
Kỹ năng thuyết phục và đàm phán.
Nguyên tắc của đàm phán vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn để có được kết quả như mong muốn được các luật sư tranh tụng vận dụng triệt để. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục cực kỳ quan trọng đối với nghề luật nói chung và nghề luật sư tranh tụng nói riêng.
Dù luật sư có kiến thức chuyên sâu đến mấy, đưa ra được nhiều phương án giải quyết vấn đề nhưng không thuyết phục được khách hàng hoặc đối tác ký kết hợp đồng thì hiệu quả làm việc sẽ gần như không có.
Thêm vào đó, kỹ năng này cũng sẽ giúp luật sư tranh tụng giúp các bên đang xảy ra tranh chấp có thể thương lượng hòa giải tiền tố tụng một cách hiệu quả. Rèn luyện được kỹ năng này khá khó khăn, tuy nhiên đây là một kỹ năng nhất thiết luật sư tranh tụng nào cũng cần trau dồi.
Thành thạo ngoại ngữ, các phương tiện thiết bị hỗ trợ.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các vụ án có yếu tố nước ngoài và phải sử dụng ngoại ngữ trong tranh tụng ngày càng nhiều. Do đó, luật sư tranh tụng giỏi hiện này còn phải thông thạo ngoại ngữ. Điều này sẽ giúp luật sư tranh tụng có thể truyền đạt được hết nội dung mình muốn trình bày.
Việc chuyển tải nội dung thông qua người thứ ba sẽ có những hạn chế nhất định và đôi khi không thể truyền đạt hết ý mà luật sư tranh tụng muốn thể hiện hoặc ngược lại người phiên dịch không hiểu hay diễn đạt hết ý mà luật sư trình bày . Ngoài ra, luật sư tranh tụng giỏi còn cần sử dụng thành thạo các các phương tiện, thiết bị, máy tính hỗ trợ quá trình tranh tụng của họ.
Với vai trò đặc biệt, luật sư tranh tụng thật sự rất cần thiết cho những ai đang gặp sự cố. Để chọn được một luật sư tranh tụng giỏi đồng hành cùng bạn khi gặp trường hợp bất trắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
8dqui1