Người xưa đã nói: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, nghĩa là “Một ngày tù bằng nghìn năm ở ngoài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tập thơ “Nhật ký trong tù” đã viết: “Đau khổ chi bằng mất tự do”. Trong vụ án hình sự, nghi can phải đối diện với thực trạng bị hạn chế quyền tự do.
Do đó, khi bị tạm giữ, tạm giam nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp nghi can vượt qua khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên những thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên lại thường khuyên người khác từ chối luật sư.
Xem thêm: Cách tìm luật sư giỏi thế nào?
Cần luật sư để làm gì?
Hoạt động tố tụng hình sự gồm các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự đều quan trọng và góp phần giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.
Trong các giai đoạn này, có thể nói rằng, giai đoạn xét xử vụ án hình sự là quan trọng nhất, khi tất cả tài liệu, chứng cứ hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng; lời khai của người tham gia tố tụng và các tài liệu, chứng cứ hợp pháp, lời biện hộ của người bào chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đều được đưa ra xem xét, đánh giá, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa làm căn cứ để Hội đồng xét xử đi đến quyết định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội? nếu có thì phạm tội danh gì? Mức nào của khung hình phạt về tội đó?
Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng của công dân khi tham gia tố tụng và luôn được đề cập trong các đạo luật của mỗi quốc gia. Ở nước ta, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc hiến định và được Hiến pháp năm 2013 quy định: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, hoặc người khác bào chữa (khoản 4 Điều 31) và Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được đảm bảo (Điều 103).
Đây là nguyên tắc đặc thù trong tố tụng hình sự (TTHS), được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam điều chỉnh việc tiến hành giải quyết vụ án hình sự (VAHS) trong các giai đoạn khác nhau của TTHS. Để bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của công dân, luật sư và vai trò của luật sư bào chữa cho đương sự trong các vụ án hình sự là đặc biệt quan trọng và là phương thức chủ yếu nhất thực thi quyền này.
Trong thời gian qua, số lượng các VAHS có luật sư tham gia bào chữa cũng ngày càng tăng. Đặc biệt, với sự tham gia của luật sư, kết quả giải quyết của một số vụ án đã lật ngược lại hướng buộc tội ban đầu, giúp thân chủ từ người bị coi là có tội thành người không có tội hoặc chuyển sang một tội danh khác, áp dụng một hình phạt nhẹ hơn so với đề nghị của Viện kiểm sát hoặc giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Xem thêm: Có bắt buộc phải mời luật sư khi ra tòa?
Luật sư bào chữa tham gia phiên tòa sơ thẩm VAHS để bảo vệ cho bị cáo. Luật sư bào chữa thực hiện các hoạt động chứng minh tại phiên tòa sơ thẩm VAHS với mục đích khẳng định tính thiếu căn cứ hoặc không hợp pháp trong nội dung cáo trạng nhằm bác bỏ những cáo buộc của Viện kiểm sát, của người bị hại để chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường của bị cáo.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tham gia phiên tòa của luật sư bào chữa thể hiện nguyên tắc: “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” (Điều 16). Hoạt động bào chữa trong TTHS ngày càng được chú trọng theo tiến trình phát triển của chế độ dân chủ.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, vai trò của luật sư bào chữa đã dần được khẳng định trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi của bị cáo trước Tòa. Kết quả sự nỗ lực của luật sư bào chữa đã đóng góp không nhỏ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, làm cho bản án do Tòa án tuyên ra được chính xác, khách quan và dân chủ.
Luật sư tham gia bào chữa như thế nào?
Luật pháp cho phép luật sư được tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và nghi can trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này cơ quan điều tra thường không cho phép nghi can tiếp xúc với người thân. Vậy luật sư được tham gia bắt đầu từ giai đoạn của vụ án là:
– Luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tại giai đoạn này luật sư tham gia với tên gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
– Luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trong giai đoạn này, luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa.
Xem thêm: Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 2024
Với các quy định trên, chúng ta thấy Luật sư với vai trò đại diện cho bị can, bị cáo có quyền bào chữa, quyền gỡ tội, thay mặt cho bị can, bị báo đưa ra những lý lẽ chứng minh những yếu tố làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khi tham gia tố tụng luật sư còn cung cấp bổ sung chứng cứ (gỡ tội) cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Trong hoạt động tố tụng, luật sư có chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo luôn đối lập với chức năng buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng về mặt ý nghĩa pháp lý lại đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan công bằng, đúng pháp luật, tránh cách nhìn phiến diện một chiều luôn buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc quy định bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết qủa kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết qủa tranh tụng tại phiên tòa”.
Luật sư khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa có quyền bình đẳng với cơ quan tiến hành tố tụng khác, đưa ra chứng cứ, lý lẽ, suy đoán có cơ sở pháp lý, đúng pháp luật làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, nhằm giảm nhẹ hình phạt hoặc gỡ tội cho bị can, bị cáo. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là trung tâm đánh giá chứng cứ, đối chất giữa những người tham gia tố tụng một cách công bằng, dân chủ, đó cũng là nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi nhận và “bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”.
Vai trò của luật sư dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền bào chữa của bị can, bị cáo, luật sư là người tham gia tố tụng, có vai trò thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan, sai cho người vô tội.
Xem thêm: Quy định cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai
Có thể khẳng định rằng, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc tranh tụng tại phiên tòa. Điều này đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng, không lệ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng, không còn định kiến như quan niệm trước đây là “án tại hồ sơ”, mọi kết luận đều dựa trên hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc xác định sự thật của vụ án được quy định: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
Tại sao bạn nên chon Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, ĐẸP trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0972810901) hoặc Fanpage Facebook Luật Công Tâm để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điến số hotline 0972810901).
Đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên gia tư vấn pháp luật am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực pháp lý riêng biệt thuộc các chuyên ngành pháp luật khác nhau sẽ luôn lắng nghe và tận tìm giải đạp mọi vướng mắc pháp lý dù nhỏ nhất mà Bạn đang gặp phải trên phạm vi toàn quốc. Đừng ngần ngại, Hãy gọi cho chúng tôi để cảm nhận sự khác biệt trong phong cách phục vụ và chất lượng của dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến . Chúng tôi tự hào là Luật sư tư vấn hàng đầu trong nhiều năm cung cấp dịch vụ pháp lý này – Đem đến sự hài lòng của Quý khách là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng của Luật Công Tâm.
Ngoài việc, là đơn vị uy tín, luôn dẫn đầu trong hoạt động tư vấn qua tổng đài, Luật Công Tâm còn cung cấp cho Bạn những dịch vụ luật sư uy tín, phù hợp với mọi người dân Việt Nam như:
+ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng/trụ sở Công ty luật Công Tâm tại địa chỉ: Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội. Đối với những khách hàng có thể đến trực tiếp để gặp luật sư vui lòng gọi qua số: 0972810901 để đặt lịch gặp trực tiếp với luật sư).
Mức phí tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Hoàn toàn miễn phí
+ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua Email: Với những vấn đề pháp lý chuyên sâu, cần sự nghiên cứu chi tiết của luật sư để trả lời bằng văn bản hoặc qua email.
Hiện nay, mỗi ngày bình quân chúng tôi nhận được khoảng 300-500 Email hỏi về các vấn đề pháp lý trên tất cả các lĩnh vực qua email. Trong nhiều năm qua, Luật Công Tâm đã hỗ trợ, trả lời miễn phí cho hàng triệu người dân trên cả nước một cách hoàn toàn miễn phí với phương trâm mọi câu hỏi đều cần có lời giải đáp thỏa đáng, mọi vướng mắc của người dân phải đi đến tận cùng để giải quyết. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ – Luôn là một trong những chính sách thường xuyên và nhất quán của Chúng tôi.
Luật Công Tâm cam kết nội dung thư tư vấn là khách quan, đúng quy định của pháp luật và sẵn sàng cử luật sư bào chữa hoặc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nội dung thư đã tư vấn cho khách hàng
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.