Tại sao cần luật sư bào chữa trong các vụ việc? Luật sư bào chữa được đào tạo có hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật, luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý, luật sư bào chữa ở Việt Nam được tham gia các vụ việc, vụ án khi được mời hoặc theo chỉ định. Vì vậy, để tránh oan sai, và đảm bảo tình trạng tốt nhất cho nghi can, người bị tạm giữ, bị can… gia đình cần thuê ngay một luật sư để bào chữa cho người thân của mình. 

Luật sư bào chữa là gì?

Trong từ điển tiếng Việt: “Bào chữa là hoạt động dùng lý lẽ, chứng cứ để bênh vực một việc”. Thuật ngữ pháp luật người ta thường gọi Luật sư bào chữa là Người bào chữa.

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Quyền bào chữa của Luật sư bào chữa chỉ dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chứ không dành cho những đối tượng tham gia Tố tụng hình sự khác và quyền này chỉ giới hạn trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội của các Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích khác của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không trực tiếp liên quan đến việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của họ trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của quyền bào chữa. Tuy nhiên, khi đã luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án thì người bào chữa cũng đồng thời giúp bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền đó của họ.

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã mở rộng cũng như ghi nhận nhiều điểm tiến bộ hơn đối với Quyền bào chữa của bị can, bị cáo như: thời điểm được tham gia bào chữa của người bào chữa vào hoạt động tố tụng sớm hơn, bảo đảm quyền bào chữa ngay từ khi bị giữ, bị bắt; ngoài bị can, bị cáo thì quyền bào chữa còn thuộc về người bị giữ, bị bắt; ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; mở rộng khái niệm người bào chữa,…

Khái niệm Người bào chữa được ghi nhận tại điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau :

“1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

2. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý”.

Để trở thành người bào chữa cho người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) trong một vụ án, Luật sư phải được Cơ quan tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Hồ sơ đăng ký bào chữa của Luật sư bao gồm: Thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 (chỉ định người bào chữa), Luật sư xuất trình thẻ Luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử Luật sư của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn Luật sư đối với Luật sư hành nghề là cá nhân

Xem thêm:
– Người được miễn trách nhiệm hình sự
– Đừng ngồi tù oan dù chỉ một n

Luật sư bào chữa có vai trò gì?

Tuy ở Việt Nam “Quyền giữ im lặng” chưa được áp dụng. Nhưng để tránh oan sai, và đảm bảo tình trạng tốt nhất cho nghi can, người bị tạm giữ, bị can… gia đình cần thuê ngay một luật sư bào chữa cho người thân của mình.

– Đối với nghi can, liên quan: không ít người bị cán bộ điều tra triệu tập và hù doạ, tuy biết rõ họ không liên quan hoặc chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có luật sư từ đầu bạn sẽ tránh được những phiền toái và thiệt hại không đáng có.

– Đối với bị can, tức đã có quyết định khởi tố bị can: luật sư sẽ được có mặt để hỏi cung bị can trong suốt giai đoạn điều tra, điều này sẽ giúp bị can an tâm về tinh thần và hạn chế oan sai, hay rơi vào tình trạng nặng hơn so với thực tế.

– Đối với bị cáo, tức đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, luật sư bào chữa sẽ tham gia tố tụng tại toà án, tìm kiếm, áp dụng những tình tiết giảm nhẹ, phân tích tính chất, mức độ của hành vi phạm tội để giúp bị cáo ở một tình trạng tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì Luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Nói chung, có luật sư trong bất cứ giai đoạn nào, cũng tốt hơn cho bạn!

Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công TâmEmail: luatsuluatcongtam@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

By Tâm

2 thoughts on “Tại sao bạn cần luật sư bào chữa”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660