Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật. Luật Luật sư hiện hành đã có những quy định cần thiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động hành nghề luật sư.
Vai trò Luật sư trong xã hội hiện nay
Trong xã hội hiện đại, nghề luật sư ngày càng có vai trò quan trọng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Luật sư không chỉ đơn thuần là người bảo vệ pháp luật mà còn là những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Họ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp đến xây dựng pháp luật.
Trong lĩnh vực tư pháp, luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trước pháp luật, có thể là người hòa giải tranh chấp giữa các bên hay bảo đảm cho quá trình tố tụng được diễn ra một cách công khai, minh bạch và đúng với pháp luật.
Trong lĩnh vực kinh doanh, luật sư là người cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật.
Vai trò của luật sư không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân mà họ còn góp phần trong công cuộc xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
Xem thêm: Cách tìm luật sư giỏi thế nào?
Cơ sở pháp lý để Luật sư hành nghề
Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 (Luật Luật sư) là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm hoạt động hành nghề luật sư được diễn ra một cách minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả, với những quy định:
(i) Tiêu chuẩn chung về điều kiện hành nghề, quyền hạn, nghĩa vụ của luật sư, bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của luật sư trêntoàn quốc;
(ii) cung cấp một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho hoạt động của luật sư, giúp họ hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng lựa chọn và làm việc với luật sư;
(iii) quy định các hành vi bị cấm và các chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm, giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng và uy tín của nghề luật sư;
(iv) xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho nghề luật sư, tạo sự tin tưởng của xã hội đối với luật sư;
(v) góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo vệ công lý và bảo đảm rằng mọi người luôn được đối xử công bằng trước pháp luật.
Xem thêm: Có bắt buộc phải mời luật sư khi ra tòa?
Cùng với Luật Luật sư, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành nghề luật sư ở nước ta, như: Nghị định số 4529/VBHN-BTP ngày 26/11/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư;
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ- HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng Luật sư toàn quốc)… Những văn bản này đã góp phần tạo dựng một khung pháp lý tương đối đầy đủ, rõ ràng cho việc hành nghề luật sư, giúp luật sư hiểu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng lựa chọn và làm việc với luật sư.
Thực trạng pháp luật về nghề luật sư ra sao?
Nghề luật sư không giống như những ngành nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng có tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành luật sư được quy định tại Điều 10, Điều 11 Luật Luật sư “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư“, “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư“.
Theo đó, luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, là những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và Nhà nước trước tòa án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Xem thêm: Luật sư hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 2024
Đối với hoạt động hành nghề, luật sư có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Luật sư cũng có quyền hoạt động đại diện ngoài tố tụng. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến vấn đề mà họ đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về hình thức hành nghề, luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
“1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
2. Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này” (Luật Luật sư, Điều 23).
Xem thêm: Quy định cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Luật sư thì hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư; Công ty luật.
Trong đó, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Đối với công ty luật, bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 49 Luật Luật sư cũng quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Theo đó, “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư”. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ về nghề luật sư và hành nghề luật sư. Những quy định này phù hợp với pháp luật quốc tế, đồng thời tạo hành lang pháp lý để nghề luật sư ở Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế.
2. Thực tiễn hành nghề luật sư tại Việt Nam
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành nghề luật sư tại nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn hành nghề của các luật sư cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc cần phải bổ sung các văn bản pháp lý để ngày càng nâng cao vai trò của luật sư trong xã hội.
Tại sao bạn nên chon Luật Công Tâm để tư vấn và tranh tụng?
(*) Lý do duy nhất và quan trọng nhất là Luật Công Tâm có đội ngũ Luật sư tư vấn có kiến thức sâu rộng và am hiểu sâu sắc thực tiễn. Chính yếu tố con người là nguyên nhân tạo ra giá trị khác biệt về chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Công Tâm
Chất lượng của đội ngũ đội ngũ Luật sư tư vấn một phần được thể hiện thông qua việc đánh giá của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và nhiều kênh truyền hình trung ương (Truyền hình Công an nhân dân/Truyền hình Quốc hội/Truyền hình Quốc phòng) và nhiều Đài truyền hình địa phương mời tham dự với tư cách là luật sư hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể tham khảo thêm tại các video ở Youtube : Luật Công Tâm
Với đội luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến đông đảo, được đào tạo bài bản về kỹ năng tư vấn cũng như đạo đức nghề luật sư. Chúng tôi luôn phấn đấu vì mục đích cao nhất là “Đưa sự pháp luật đến gần với mỗi người dân Việt Nam”. Lời cảm ơn Chân thành của mỗi khách hàng là lời động viên, động lực để mỗi luật sư của Luật Công Tâm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ và đưa hình ảnh của nghề luật sư một cách trung thực, ĐẸP trong mắt mỗi người dân Việt Nam.
Cách liên hệ tư vấn luật
Thật đơn giản! Chỉ cần sử dụng điện thoại và gọi: 097.281.0901 hoặc truy cập Zalo kết bạn (theo số điện thoại 0972810901) hoặc Fanpage Facebook Luật Công Tâm để liên hệ. Bạn sẽ ngay lập tực được liên hệ với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 100% mà không phải trả bất cứ chi phí nào ngoài tiền gọi điện thoại theo phí thông thường của nhà mạng bạn đang sử dụng (nếu là gọi điến số hotline 0972810901).
Đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên gia tư vấn pháp luật am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực pháp lý riêng biệt thuộc các chuyên ngành pháp luật khác nhau sẽ luôn lắng nghe và tận tìm giải đạp mọi vướng mắc pháp lý dù nhỏ nhất mà Bạn đang gặp phải trên phạm vi toàn quốc. Đừng ngần ngại, Hãy gọi cho chúng tôi để cảm nhận sự khác biệt trong phong cách phục vụ và chất lượng của dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến . Chúng tôi tự hào là Luật sư tư vấn hàng đầu trong nhiều năm cung cấp dịch vụ pháp lý này – Đem đến sự hài lòng của Quý khách là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng của Luật Công Tâm.
Ngoài việc, là đơn vị uy tín, luôn dẫn đầu trong hoạt động tư vấn qua tổng đài, Luật Công Tâm còn cung cấp cho Bạn những dịch vụ luật sư uy tín, phù hợp với mọi người dân Việt Nam như:
+ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng/trụ sở Công ty luật Công Tâm tại địa chỉ: Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội. Đối với những khách hàng có thể đến trực tiếp để gặp luật sư vui lòng gọi qua số: 0972810901 để đặt lịch gặp trực tiếp với luật sư).
Mức phí tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Hoàn toàn miễn phí
+ Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua Email: Với những vấn đề pháp lý chuyên sâu, cần sự nghiên cứu chi tiết của luật sư để trả lời bằng văn bản hoặc qua email.
Hiện nay, mỗi ngày bình quân chúng tôi nhận được khoảng 300-500 Email hỏi về các vấn đề pháp lý trên tất cả các lĩnh vực qua email. Trong nhiều năm qua, Luật Công Tâm đã hỗ trợ, trả lời miễn phí cho hàng triệu người dân trên cả nước một cách hoàn toàn miễn phí với phương trâm mọi câu hỏi đều cần có lời giải đáp thỏa đáng, mọi vướng mắc của người dân phải đi đến tận cùng để giải quyết. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ – Luôn là một trong những chính sách thường xuyên và nhất quán của Chúng tôi.
Luật Công Tâm cam kết nội dung thư tư vấn là khách quan, đúng quy định của pháp luật và sẵn sàng cử luật sư bào chữa hoặc giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nội dung thư đã tư vấn cho khách hàng
Hotline: 0972810901 | 0387003455
Youtube: Luật Công Tâm
Website: Luật Công Tâm
Email: luatsuluatcongtam@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 6, số 141 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.