Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến Pháp và được quy định cụ thể hơn tại Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2013: “Khiếu nại  là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Khiếu nại liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trường hợp cụ thể của khiếu nại. Ta có thể hiểu, khiếu nại trong bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất là: việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất có căn cứ cho rằng những quyết định, hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

 Công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng vẫn còn nhiều những bất cập, hạn chế:

      Thứ nhất: Về cơ chế chính sách, pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại tố cáo còn nhiều bất cập, mâu thuẫn dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong việc thực tiễn áp dụng. Bất cập đầu tiên trong việc giải quyết khiếu nại về lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng chính là sự thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ và còn nhiều điểm xung đột trong hệ thống pháp luật. Các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai có nhiều điểm khác nhau so với nội dung so với pháp luật về khiếu nại. Quy định về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng có sự khác nhau giữa luật xây dựng và luật đất đai.

      Thứ hai: Công tác quản lý đất đai còn chưa phù hợp với thực tế. Giá đất chưa phù hợp với thị trường. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng còn thiếu công khai, minh bạch, phương án bồi thường chưa thỏa đáng đối với người dân.

      Thứ ba: Tình trạng khiếu kiện vượt cấp có tỷ lệ cao và có xu hường tăng. Do khi phát sinh khiếu kiện ở địa phương, chính quyền địa phương chưa tập trung giải quyết, thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại tố cáo. Nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tiếp dân, hướng dẫn cụ thể về pháp luật cho người dân, khiến họ gặp khó khăn trong việc khiếu nại.

      Thứ tư: Một số đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng. Người giải quyết khiếu kiện không đúng pháp luật, vi phạm quền lợi của công dân, công tác tiếp dân còn mang tính hình thức.

By Tâm

0969545660