Quyền bào chữa là một quyền quan trọng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự, là phương tiện pháp lý để chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội góp phần bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử khách quan, toàn diện, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã ngày càng mở rộng quyền bào chữa. 

Quyền bào chữa là một quyền quan trọng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự và được xem như là phương tiện pháp lý cần thiết để chủ thể nói trên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Càng mở rộng phạm vi quyền bào chữa bao nhiêu thì càng mở rộng tính tranh tụng bấy nhiêu và kết quả tương ứng là hạn chế khả năng làm oan sai người vô tội trong xét xử. Xu thế phát triển của tố tụng hình sự nước ta đã đi theo hướng đó. Từ chỗ người bào chữa chỉ có thể tham gia vào vụ án khi kết thúc điều tra, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988 thừa nhận sự tham gia của người bào chữa sớm hơn rất nhiều – từ khi có quyết định khởi tố bị can, BLTTHS năm 2003 quy định người bào chữa có quyền tham gia ngay từ khi có quyết định tạm giữ. Đến BLTTHS năm 2015 đã có thêm bước tiến nữa khi quy định người bào chữa được tham gia từ khi thân chủ bị bắt, đó là bước tiến quan trọng thể hiện sự tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội còn đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố và xét xử được diễn ra khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác, tránh để xảy ra tình trạng oan sai và bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng hình sự cho thấy việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội đôi khi còn gặp nhiều khó khăn bởi những trở ngại khác nhau như về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, sự phân bổ đội ngũ luật sư, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý. Điều đó được thể hiện rõ nét hơn ở những địa phương thuộc khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo.  

Tại Điều 73 của BLTTHS năm 2015 quy định rất nhiều quyền mà người bào chữa được tham gia như: Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu…Mặt khác, tại Điều 79 của Bộ luật cũng quy định:  Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lý cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy định của Bộ luật này.

Trong thực tế, với những trường hợp người bào chữa được người bị buộc tội hay người đại diện hoặc người thân thích mời để bào chữa thì chắc chắn họ sẽ làm hết trách nhiệm của mình để bảo vệ thân chủ của mình mặc dù có những khó khăn trở ngại khách quan. Tuy nhiên, đối với những luật sư chỉ định theo Điều 76 của BLTTHS thì người bào chữa có thể không làm hết trách nhiệm của mình (vì những khó khăn về khoảng cách địa lý, trở ngại trong việc đi lại…), họ sẽ không bám sát vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, bởi tại khoản 2, Điều 79 của BLTTHS đã “cho phép” họ có thể vắng mặt: “Trường hợp người bào chữa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước mà không có mặt thì hoạt động tố tụng vẫn được tiến hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 291 của Bộ luật này”. Họ chỉ bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa (theo Điều 291 của BLTTHS).

Như vậy, trên thực tế giữa những người bị buộc tội đã có sự bất bình đẳng bởi nhiều yếu tố, lý do khác nhau trong đó có sự bất lợi về điều kiện tự nhiên, khoảng cách địa lý.

Có thể thấy rằng, mặc dù BLTTHS năm 2015 đã đưa vào những quy định mới, tiến bộ hơn trong việc thực hiện quyền bào chữa đối với người bị buộc tội, đáp ứng được yêu cầu trong tiến trình cải cách tư pháp và tiếp cận với nền tố tụng hình sự trên thế giới. 

By Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0969545660